>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Trắng đêm tìm nạn nhân mất tích
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn: Không loại trừ khả năng bào chế thuốc pháo do sơ ý gây nổ
>> Nổ kinh hoàng ở Sài Gòn, nhiều nhà sập
|
Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo 24 quận, huyện; Công an TP.HCM, Cảnh sát PCCC, các sở ngành…
Theo báo cáo của ông Nguyễn Toàn Thắng, Chủ tịch UBND quận 12, vụ nổ tại cơ sở sản xuất của Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại Đặng Huỳnh đã làm thiệt mạng 3 người, 2 người bị thương nặng, 3 người bị thương nhẹ, làm sập hoàn toàn 7 căn nhà, 5 căn nhà bị sập 1 phần, 106 căn nhà bị ảnh hưởng…
|
Chủ trì cuộc họp, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM đặt vấn đề: “Việc sản xuất phân bón của Công ty Đặng Huỳnh có đúng quy định hay không, trách nhiệm của các sở ngành quản lý kinh doanh sản xuất như thế nào? Cụ thể là ngành nông nghiệp, các đồng chí cứ nghĩ đây là trách nhiệm của địa phương với PCCC? Địa phương cũng phải rà soát lại vấn đề cho thuê nhà, thuê phòng như thế nào?...”.
|
Ông Lê Minh Dũng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, cho biết Công ty Đặng Huỳnh không được cấp phép sản xuất phân bón, và trên thực tế Đặng Huỳnh có sản xuất hay không và sản xuất bao nhiêu loại thì sở không nắm được.
Theo đại tá Trần Thanh Châu, Phó giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM, Công ty Đặng Huỳnh chỉ được phép mua bán chứ không được phép sản xuất phân bón, nhưng họ vẫn sản xuất. Sự cố xảy ra cũng là do bất cập trong khâu kiểm tra.
Theo đại tá Châu, đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến hóa chất nằm xen cài trong khu dân cư, theo luật thì UBND quận, huyện, phường, xã phải chịu trách nhiệm. Hiện nay, Sở Công thương quản lý chuyên ngành về hóa chất. Trách nhiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế… trong các nghị định, thông tư cũng quy định rất cụ thể về vai trò kiểm tra, giám sát.
Trước ý kiến cho rằng quy định pháp luật chồng chéo nên việc quản lý lĩnh vực hóa chất không hiệu quả, các cơ quan chức năng có liên quan “cứ nhìn qua ngó lại”, ông Quân nói ngay: “Không thể đổ thừa pháp luật chưa hoàn chỉnh, cái chính là tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp trong quản lý, cần phải xiết lại trách nhiệm của từng ngành, từng lực lượng”.
|
Về ý kiến "công an, cảnh sát PCCC không có quyền xử phạt trong vụ việc Công ty Đặng Huỳnh", ông Quân nói thẳng: “Dù như thế nào đi nữa thì với trách nhiệm quản lý địa bàn, công an khu vực phải nắm, phải báo chứ không phải là không có thẩm quyền thì làm ngơ”.
Ông Quân nói: “Đừng để xảy ra nữa, những bài học kinh nghiệm như thế rất đau lòng”.
“Nổ ban đêm không biết hậu quả thế nào…” Tại cuộc họp, ông Quân nói: “Chúng tôi đã trải qua chiến tranh nhưng chứng kiến vụ này (vụ nổ tại Công ty Đặng Huỳnh) tôi thấy có nhiều suy nghĩ. Chỗ nổ kế bên là nhà trọ công nhân, lúc đó công nhân chưa đi làm về. Nếu nổ ban đêm không biết hậu quả thế nào. Việc này đặt ra cho công tác quản lý nhà nước nhiều bài học. Ở đô thị khác với nông thôn là ở chỗ này. Ở vùng trọng điểm này, việc xây nhà xây cửa cũng đặt ra nhiều vấn đề. Nhà cấp 4 ở đô thị không có chỗ thoát hiểm, tức là ý thức của người dân chưa nghĩ đến việc bảo vệ mình, mà chỉ nghĩ làm sao làm ăn có hiệu quả. Vụ ở phường 7, quận 3, một căn nhà phân thành 7A, 7B, 7C, cảnh sát khu vực, tổ dân phố không biết trong nhà đó có mấy người”. “Vụ nổ xảy ra ở phường Thới An, quận 12 ngày 17.10 vừa qua, theo thông tin mới nhất là trên 150 căn nhà bị tác động, đặt ra trách nhiệm quản lý của chúng ta, tuyên truyền pháp luật và giám sát việc thực hiện pháp luật như thế nào?”, ông Quân nói tiếp. Theo ông Quân, “tâm lý xã hội thì luôn băn khoăn lo lắng, quá tập trung vấn đề chăm lo mưu sinh, lao động sản xuất nhưng ý thức tôn trọng pháp luật thì chưa được đề cao, nên những vụ việc đáng tiếc xảy ra”. |
Đình Phú
>> Vụ nổ xưởng phân bón ở TP.HCM: Nguy hiểm hóa chất phát tán ra không khí
>> Vụ nổ xưởng phân bón ở TP.HCM: Nhặt từng mảnh thi thể 2 nạn nhân mất tích
>> Vì sao vụ nổ ở Sài Gòn lại kinh hoàng đến vậy ?
>> Chùm ảnh vụ nổ kinh hoàng ở quận 12, TP.HCM
Bình luận (0)