Tại hội thảo “Tác động thị trường BĐS lên thị trường tài chính VN” sáng nay (18.8) do UBGSTC tổ chức, ông Nghĩa cho biết nợ xấu chưa đến mức báo động để có thể làm đổ vỡ hệ thống NH. Tuy nhiên, tình trạng đang diễn ra khá xấu tại một số NH nhỏ, công ty tài chính với hệ thống giám sát rủi ro yếu kém.
Dư nợ cho vay BĐS tính đến tháng 6.2011 đạt 245.000 tỉ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ toàn xã hội. Trong đó, nợ xấu BĐS chiếm khoảng 3%, đặc biệt nợ nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn) chiếm khoảng 40% tổng số nợ xấu BĐS.
Hệ thống NH đang gánh chịu áp lực lớn từ tài sản thế chấp là các dự án BĐS bị tồn đọng, không có giao dịch. Một số NH nhỏ quản trị rủi ro yếu kém có dư nợ BĐS chiếm 30 - 40% tổng dư nợ.
“Tỷ lệ tín dụng BĐS trên tổng dư nợ 10%, trong khi khu vực Đông Nam Á chỉ từ 6 - 7%. Tỷ lệ nợ xấu BĐS trên tổng số nợ xấu 8,3%. Đáng lưu ý, tỷ lệ cho vay BĐS tại các NH nhỏ lên tới 30 - 40%, thậm chí 50% rất đáng lo ngại” - ông Nghĩa nói.
Dư nợ cho vay BĐS tính đến tháng 6.2011 đạt 245.000 tỉ đồng, chiếm 10% tổng dư nợ toàn xã hội. Trong đó, nợ xấu BĐS chiếm khoảng 3%, đặc biệt nợ nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn) chiếm khoảng 40% tổng số nợ xấu BĐS. |
TS. Nghĩa cho rằng, trước mắt cần phải xử lý ngay vấn đề BĐS là tín dụng phi sản xuất. Theo ông, đây là khái niệm quá mông lung, nhiêu khê khiến gây khó khăn cho các NH khi ngày nào cũng phải ngồi phân loại các khoản vay nào là phi sản xuất, khoản vay sản xuất.
“BĐS là căn nguyên của các cuộc khủng hoảng tại NH thì nên giám sát riêng nó, không nên xếp cả vay tiêu dùng mua nhà, hay đầu tư BĐS công nghiệp…” - ông Nghĩa nói.
Ngoài ra, theo ông Nghĩa không nên cào bằng hạn mức tăng trưởng tín dụng 20% tại các NH, vì hiện tại nhiều NH vẫn có DN tốt, dự án có thể mang lại hiệu quả, tính khả thi cao.
Anh Vũ
Bình luận (0)