Nỗi buồn bóng đá Đông Nam Á

08/01/2015 20:05 GMT+7

(TNO) Với dòng chữ Fly Emirates trên ngực áo của cả hai bên, AC Milan đá giao hữu với Real Madrid trước sự cổ vũ hào hứng của hơn 40.000 khán giả Dubai, nhân dịp Bóng đá châu Âu nghỉ đông cách đây không lâu. Với Arsenal, Hamburg, PSG cũng đều quảng cáo cho Emirates, coi như hãng hàng không quốc gia của UAE hiện diện ở cả 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu.

(TNO) Với dòng chữ Fly Emirates trên ngực áo của cả hai bên, AC Milan đá giao hữu với Real Madrid trước sự cổ vũ hào hứng của hơn 40.000 khán giả Dubai, nhân dịp Bóng đá châu Âu nghỉ đông cách đây không lâu. Với Arsenal, Hamburg, PSG cũng đều quảng cáo cho Emirates, coi như hãng hàng không quốc gia của UAE hiện diện ở cả 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu.

>> Đội tuyển Việt Nam kết thúc năm 2014 với vị trí thứ 2 Đông Nam Á
>> Chảo lửa' Mỹ Đình rực màu đỏ trước giờ khai trận chung kết U.19 Đông Nam Á
>> Ngăn chặn đua xe trái phép sau trận chung kết U.19 Đông Nam Á


Emirates hiện diện trên cả áo đấu của cả Real Madrid lẫn AC Milan - Ảnh: AFP

Ai cũng biết, CLB Barcelona vốn đã hãnh diện về việc không hề quảng cáo trên áo suốt hơn trăm năm giờ cũng đã "chở" dòng chữ Qatar Airways trên ngực áo. Đấy là chưa kể hãng Etihad đang quảng cáo trên màu áo nhà vô địch Anh Man City.

Sức mạnh của đồng tiền? Đúng, nhưng chưa đủ. Nếu chỉ có tiền, Qatar sẽ không đủ sức thuyết phục để giành quyền đăng cai World Cup 2022. Và nếu chỉ có tiền, bóng Tây Á đã không chiếm đến 2/3 số chỗ ở VCK Asian Cup 2015, giải đấu đang chuẩn bị khai diễn vào ngày 9.1 tại Australia.

Trong 4 bảng đấu ở Asian Cup 2015, bảng C gồm đến 4 đội "vùng Vịnh". Ngoài Qatar và UAE là Bahrain và Iran. Tại bảng D, Nhật Bản sẽ gặp 3 đại diện Tây Á khác là Palestine, Iraq, Jordan. Các đội Tây Á còn lại đang chuẩn bị tranh tài ở Asian Cup là Saudi Arabia, Kuwait và Oman. Tất cả là 10/16 đội!

Tất nhiên, số lượng và chất lượng là hai vấn đề khác nhau. Nói đến bóng đá châu Á là phải nói đến hai cường quốc Đông Á thường xuyên góp mặt ở đấu trường World Cup, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nói đến bóng đá châu Á thì còn phải nói đến Australia cực mạnh, chỉ mới gia nhập AFC cách đây không lâu vì họ không có đối thủ ở khu vực châu Đại dương. Họ đều có mặt, và đều sẽ là ứng viên vô địch trong những ngày tới. Uzbekistan, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc là 3 đội lấp đầy các chỗ còn lại ở VCK.

Nỗi buồn bóng đá Đông Nam Á-2
Philippines (áo xanh) là đội tiến gần nhất đến VCK Asian Cup 2015 - Ảnh: AFP

Đông Nam Á không có suất nào. Buồn? Nhưng đấy là sự thật phũ phàng. Ở vòng loại, các đội Singapore, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam đều đứng chót bảng. Mỗi đội thi đấu 6 trận thì đều thua 5 hoặc thua tuyệt đối 6 trận. Duy nhất chỉ có Malaysia là thắng được 2 trận và nhường vị trí chót bảng cho đối thủ này.

Nhưng Malaysia vẫn bị bỏ xa bởi 2 đội có vé trong bảng của họ là Bahrain và Qatar. Các đội bóng khác ở khu vực Đông Nam Á thì thậm chí còn không qua nổi các trận sơ loại. Để khuyến khích phong trào, AFC mở đường cho các đội yếu tranh vé với nhau, qua các giải đấu gọi là Challenge Cup (diễn ra vào năm 2012 và 2014).

Dưới sự huấn luyện của cựu tuyển thủ Mỹ Tom Dooley, đội tuyển Philippines tỏ ra tiến bộ. Họ lọt vào chung kết Challenge Cup, nhưng rút cuộc lại thua Palestine với tỷ số tối thiểu trong trận chung kết và mất "vé vớt".

Thế là toàn bộ thành viên của AFF trở thành khán giả của Asian Cup 2015. Cách đây nhiều năm, AFF vận động AFC tổ chức riêng một vòng loại để các đội bóng Đông Nam Á tranh chấp với nhau, tranh suất dự Asian Cup. Kế hoạch này được chủ tịch AFC Mohammed Bin Hammam ủng hộ.

Rút cuộc, Bin Hammam thất bại ở cuộc đấu tranh quyền lực trong hàng ngũ FIFA, bị cấm hoạt động bóng đá vĩnh viễn vì vấn đề hối lộ. Thế là con đường thênh thang để các đội tuyển thuộc AFF tiến vào Asian Cup bị đóng lại. Hay thật ra, bóng đá Đông Nam Á thất bại vì lui tới chỉ biết chọn con đường phản chuyên môn ấy?

Ngũ Viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.