Đã nhiều lần nhờ chính quyền địa phương
Năm 2011, bà Lê Thị Thúy H. và ông Tôn Thất Minh D. kết hôn. Họ có với nhau hai con gồm Tôn Thất Minh N. (sinh năm 2012) và Tôn Nữ Yên Kh. (sinh năm 2015). Do đời sống vợ chồng xảy ra mâu thuẫn trầm trọng nên tháng 10.2016, bà H. gửi đơn đến TAND Q.Gò Vấp, TP.HCM xin ly hôn. Khi biết vợ xin ly hôn, ông D. tự ý đưa con trai Tôn Thất Minh N. về nhà chị gái của ông ở Q.7, TP.HCM sinh sống và cách ly cháu N. với mẹ và em gái kể từ đó.
tin liên quan
Ly hôn kiểu hiện đạiTrong khi đó, từ tháng 10.2016 đến nay, vụ án ly hôn của bà Nguyễn Thị Thúy H. vẫn chưa được TAND Q.Gò Vấp đưa ra xét xử. “Nếu có bản án và án tuyên chồng tôi được nuôi con trai thì tôi có thể căn cứ vào bản án mà thăm con vào cuối tuần, chu cấp cho con. Nhưng chẳng hiểu sao đến giờ tòa vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử”, bà H. đau khổ nói.
Tòa phải can thiệp
Theo thạc sĩ, luật sư Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty luật Hồng Long, trong trường hợp này, bà H. cần yêu cầu TAND Q.Gò Vấp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc ông D. thực hiện hành vi giao con cho bà chăm sóc đến khi tòa tuyên án.
Cũng theo luật sư Nguyễn Tiến Mạnh, luật Hôn nhân gia đình quy định cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên. Đối với hành vi cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ giữa cha, mẹ và con sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, để có chứng cứ về việc cản trở này là rất khó, nhất là đối với phụ nữ.
“Tòa cần ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc người cha phải chấm dứt hành vi cản trở quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con của người mẹ. Song song đó, tòa cũng nên xem xét sớm đưa vụ án ra xét xử”, luật sư Mạnh nói.
Ảnh hưởng nặng nề tâm lý của trẻ
Trường hợp trên người cha đã vì sự ích kỷ, lòng thù ghét với vợ mà làm tổn thương đến con. Trẻ em có quyền nhận được sự chăm sóc của cả cha và mẹ. Hành vi cách ly con với mẹ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ rất nặng nề. Lúc đó, trẻ sẽ rất hoang mang, căng thẳng. Việc cách ly mẹ với con của người cha còn có tác hại lâu dài là sẽ hình thành nên khuôn mẫu hành vi này ở trẻ, trẻ rất dễ lặp lại hành vi này sau khi lập gia đình.
(Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An, Hội Tâm lý học xã hội VN)
|
Bình luận (0)