Nỗi kinh hoàng của 'lao động nhí' ở ‘địa ngục’ phở Lý Quốc Sư

“Em bỏ trốn ba lần thì bị bắt lại cả ba. Mỗi lần bị bắt, mấy anh dùng dây nịt, dây điện đánh bầm người. Sợ quá nên em không dám trốn nữa”, em B.C.N (16 tuổi) nhớ lại.

“Em bỏ trốn ba lần thì bị bắt lại cả ba. Mỗi lần bị bắt, mấy anh dùng dây nịt, dây điện đánh bầm người. Sợ quá nên em không dám trốn nữa”, em B.C.N (16 tuổi) nhớ lại.

Ba em nhỏ được giải cứu khỏi Quán phở Lý Quốc Sư đang được chăm sóc tại Trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP.HCM - Ảnh: Trác RinBa em nhỏ được giải cứu khỏi Quán phở Lý Quốc Sư đang được chăm sóc tại Trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP.HCM - Ảnh: Trác Rin
Sau 4 ngày được “giải cứu” khỏi Quán phở Lý Quốc Sư (đường Trần Não, Q.2, TP.HCM), 2 “lao động nhí” được đưa về với gia đình; 3 em còn lại là N.Đ.A, N.V.T (15 tuổi) và B.C.N (16 tuổi) đang được Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM (gọi tắt là trung tâm) nuôi dưỡng.
Chúng tôi tìm đến trung tâm tìm gặp 3 em. Một điều khiến chúng tôi khá bất ngờ ngay từ khi vừa gặp, đó là mặc dù 15, 16 tuổi nhưng các em đều nhỏ bé hơn rất nhiều so với lứa tuổi, khuôn mặt đầy nét khắc khổ.
Ông Nguyễn Chính Quyền, Trưởng phòng Quản lý học viên mà các em quen gọi là “bố” Quyền vừa giới thiệu chúng tôi, 3 em đã khoanh tay chào lễ phép. Tâm trạng của các em đã ổn định và có thể thoái mái vui chơi trong khuôn viên của trung tâm mà không sợ gặp lại những “người quen”.
Ám ảnh căn phòng chứa thịt bò đầy chuột
Nhỏ thó trong bộ quần áo rộng thùng thình nhưng lại hiếu động nhất đám, em N.Đ.A hồn nhiên kể: “Ở quán em sợ nhất là nhà chứa thịt bò đầy chuột. Mỗi lần bị kéo xuống đó là em bị đánh đập tơi bời. Mà đánh xong phải lau sạch nước mắt và rửa mặt sạch mới được lên làm. Mặt méo méo ủ rũ là bị lôi xuống đánh tiếp ngay”.
A. cũng cho biết trong suốt thời gian làm ở quán (từ tháng 11.2015 đến nay) đã bị đánh nhiều nên không nhớ được số lần bị đánh. A. chỉ nhớ em đã bị đánh bằng dây nịt và dây điện. Thỉnh thoảng, A. còn bị những người “trông coi” ở đây tát không vì lý do gì.
Ngồi cạnh A, B.C.N chia sẻ: “Em đã làm 13 tháng rồi mà chưa có lương. Mấy lần em xin nghỉ thì họ không cho, bảo là ráng làm đủ 1 năm rồi cho về, nhưng hơn 1 năm rồi cũng chưa được về”.
Theo lời N., từ ngày bị ông xe ôm ở Bến xe Miền Đông dẫn vào quán làm, em chưa được đi ra ngoài, lúc nào cũng có người canh giữ.
N.V.T thì rưng rưng nước mắt khi kể lại câu chuyện được khách cho tiền. T. nghẹn ngào: “Hôm khách cho em 10.000 đồng, anh quản lý ở quán ngoắt em lại rồi tát em hai tát xong dằn mặt nói “Lần sau mà lấy tiền khách cho nữa là chết mày với tao!”. Những lần trước khách cho mà mấy anh không thấy em cũng chỉ đi mua nước ngọt rồi về uống cùng với các bạn thôi chứ cũng không có quậy phá gì”.
Cả 3 em đều đã ổn định tinh thần - Ảnh: Vũ PhượngCả 3 em đều đã ổn định tinh thần - Ảnh: Vũ Phượng
Những cuộc trốn chạy bất thành
Nói về những lần trốn chạy của mình, N.Đ.A cho biết em đã trốn nhiều lần trốn nhưng đều bị bắt lại vì ông chủ có nhiều người quen ở ngoài. Vẫn giọng ngây ngô, em A. kể: “Có lần em và 2 bạn làm cùng chạy trốn mà chạy vào hẻm cụt ngay gần nhà. Ông bảo vệ của cửa hàng gần đó thấy vậy la lên xong mấy anh ra tóm đầu tụi em về đập cho tơi bời”.
N.V.T thì nói vẫn không thể nào quên được cảm giác khi tưởng như tự do đang đến rất gần thì lại bị bắt về lại nơi “giam lỏng”. T. thở dài nhớ lại một buổi tối khi những “người anh chị” đã nhậu ngà ngà say, T. cùng một số bạn đã rủ nhau bỏ chạy nhưng có người phát hiện tri hô nên tất cả các em đều bị bắt lại.
Lần khác, T. chạy trốn được tới khu vực Bến xe Miền Đông nhưng vì hết tiền đi xe buýt nên em đi bộ về hướng Thủ Đức. Đang đi giữa đường, em bị những người trong quán phở phát hiện và bắt lại.
“Em tưởng chạy được đến đây là thoát rồi chứ. Sau lần ấy, em nghĩ ông chủ có tay mắt khắp Sài Gòn nên em chẳng dám trốn nữa”, T. nói.
Ông Nguyễn Chính Quyền, Trưởng phòng Quản lý học viên - Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM cho biết tối 19.2, ông Quyền nhận được thông tin chỉ đạo từ Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tiếp nhận khẩn cấp 3 trường hợp nằm trong diện bạo hành và bóc lột sức lao động trẻ em.
“Những ngày ở đây, các em được bố trí phòng riêng với đầy đủ dụng cụ cá nhân cho các em được tự do sinh hoạt để chờ điều tra xong sẽ có phương án tiếp theo”, ông Quyền cho biết.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.