Một nhà máy nhiệt điện ở Thượng Hải |
reuters |
Được tổ chức tại thành phố Glasgow (Anh) từ ngày 31.10 đến 12.11, dự kiến hội nghị COP26 có sự tham gia của đại diện đến từ hơn 190 quốc gia, bao gồm các lãnh đạo thế giới và hàng chục ngàn nhà thương thuyết.
Trong số này có Tổng thống Mỹ Joe Biden (tham gia trực tiếp), và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 29.10 xác nhận tham gia trực tuyến từ Bắc Kinh, theo Reuters.
Sự có mặt của ông Biden đánh dấu Mỹ quay lại Hiệp định Paris sau khi chính quyền dưới thời Tổng thống Donald Trump rút khỏi hiệp định về khí hậu của thế giới.
Định giá carbon quan trọng ra sao để đạt mục tiêu giảm phát thải toàn cầu? |
Mỹ và Trung Quốc hiện là hai quốc gia xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất toàn cầu. Vì thế, bất kỳ nỗ lực nào của thế giới nhằm giải bài toán hóc búa liên quan khủng hoảng khí hậu cũng cần hai nước này phải thực sự hành động mạnh mẽ.
Theo Đài CNN nhận định của giới quan sát, kế hoạch của Mỹ tham vọng hơn Trung Quốc. Tổng thống Biden cam kết Mỹ vào năm 2030 sẽ cắt giảm tổng cộng 1 tỉ tấn khí thải, tiến gần hơn nữa mục tiêu giảm ít nhất gấp đôi lượng khí phát thải so với mức của năm 2005.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Rome trong lúc quốc hội Mỹ chưa thông qua dự luật về khí hậu |
reuters |
Dự thảo đang được thương thuyết tại quốc hội Mỹ bao gồm 555 tỉ USD ưu đãi và đầu tư nhằm nâng cao việc triển khai năng lượng tái tạo, cũng như khoản chi hỗ trợ và khấu trừ thuế lên đến 12.500 USD/chiếc (284 triệu đồng) để dân Mỹ chuyển sang sử dụng ô tô điện.
Tuy nhiên, vào thời điểm chủ nhân Nhà Trắng rời Mỹ đến Rome tham gia COP26 (hôm 29.10), dự luật vẫn chưa được quốc hội Mỹ thông qua. Dù vậy, ông Biden hy vọng rằng lưỡng viện quốc hội Mỹ sẽ nhanh chóng tổ chức bỏ phiếu trước thời điểm khai mạc hội nghị, cho phép Mỹ lấy lại uy tín trên trường quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, Trung Quốc gây thất vọng sau khi công bố kế hoạch hành động của quốc gia được chờ đợi lâu nay liên quan đến khí phát thải. Kế hoạch được trình lên LHQ hôm 28.10 cho thấy hầu như không có tiến triển so với kế hoạch năm 2015 của nhà phát thải số một thế giới hiện tại.
So với kế hoạch trước đó, các mục tiêu được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh COP21 bao gồm đặt mục tiêu phát thải đạt đỉnh trong năm 2030 trước khi giảm dần xuống ngưỡng phát thải zero trong 3 thập niên tới.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo "điểm bùng phát" thảm họa khí hậu nếu vẫn còn "khoảng trống lãnh đạo" |
Tờ The Guardian dẫn nhận định của giới quan sát rằng kế hoạch khí hậu của Trung Quốc vẫn chưa đủ để ngăn chặn nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 1,5oC trong thời gian tới.
Chuyên gia Belinda Schäpe của tổ chức E3G kêu gọi Trung Quốc nên mang đến sự đóng góp lớn hơn tại sự kiện G20 và COP26, trong đó bao gồm việc làm rõ vai trò của than đá trong mạng lưới cung cấp năng lượng trên toàn quốc.
Theo số liệu thống kê, năm 2019 Trung Quốc phóng thích lượng khí phát thải cao gấp 2,5 lần Mỹ và vượt hơn toàn bộ các quốc gia phát triển gộp lại.
Bình luận (0)