Tuy nhiên, thông tin này chắc chắn không làm chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hài lòng. Trong giai đoạn tranh cử, ông Trump đã đánh giá thỏa thuận nói trên là “tồi tệ” đối với Mỹ và cam kết sẽ tiến hành đàm phán lại. Ông gắn vấn đề hạt nhân của Iran với quan hệ đầy trắc trở giữa Mỹ và các đồng minh tại Trung Đông và vùng Vịnh với nước Cộng hòa Hồi giáo.
Sau hơn một tháng cầm quyền, vị tổng thống này chưa có hành động lớn nào ngoài áp dụng thêm biện pháp trừng phạt sau khi Iran thử tên lửa. Ông Trump cần có cớ chứ không thể một mình đảo lộn giải pháp đã đạt được bởi ngoài Mỹ và Iran, thỏa thuận còn có sự tham gia của Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức cũng như IAEA đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện cụ thể. Ngoài ra, thỏa thuận đã được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn.
Xác nhận của IAEA không những không tạo cớ cho ông Trump lật ngược giải pháp mà còn vô hiệu hóa những biện luận lâu nay về mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Iran đối với Mỹ. Cơ quan này không thể làm khác vì sự thật là như thế và phải xác nhận sự thật để quá trình thực hiện thỏa thuận được tiếp tục như đã đề ra chứ không bị chững lại. Xác nhận này tạo cơ sở pháp lý để các bên đã tham gia ký kết ngăn cản sự đảo ngược từ phía chính quyền mới ở Mỹ.
tin liên quan
Iran yêu cầu Tổng thống Trump không tiết lộ thỏa thuận hạt nhânIran đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không tiết lộ những tài liệu mật liên quan đến thỏa thuận hạt nhân mà chính quyền Barack Obama lâu nay không cho người dân Mỹ biết.
Bình luận (0)