ĐB Nguyễn Thị Thanh Thúy nêu: Theo báo cáo của CATP thì số vụ phạm pháp giảm nhưng vụ việc nghiêm trọng gia tăng, gây hoang mang, bức xúc trong nhân dân. Vậy CATP có giải pháp nào đủ mạnh để trấn áp hiệu quả tội phạm trong thời gian ngắn nhất?
Về vấn đề này, ĐB Cao Thanh Bình nói thêm: “Tội phạm tại những địa bàn giáp ranh ngày càng phức tạp. Có phải do công tác phối hợp, kế hoạch liên tịch chưa được thực hiện thường xuyên, chủ yếu chỉ vào các đợt cao điểm? Như vậy, giải pháp của CATP là gì để tội phạm không còn nơi ẩn náu?”
Tội phạm năm 2012 rất phức tạp
Theo ông Minh, CATP đã từng dự báo diễn biến tội phạm năm 2012 rất phức tạp do tình trạng sử dụng vũ khí trái phép ở các tỉnh phía Bắc có khả năng lây lan vào TP.HCM.
|
“Tôi thừa nhận trong tháng 11 này, tội phạm có xu hướng tăng nhẹ, đặc biệt là cướp giật. Nhưng điều chúng ta quan tâm nhất là thái độ hung hãn, công nhiên và táo tợn. Điều này thực ra không mới vì trước đây từng có những vụ cướp sử dụng vũ khí nóng với thủ đoạn đe hèn, thậm chí nguy hiểm và hung hãn hơn”, ông Minh nhận định.
Vì vậy, theo lãnh đạo CATP lực lượng công an sẽ còn phải đối đầu với loại tội phạm này.
|
“Chúng tôi đã kiểm điểm và thay đổi kế hoạch để triển khai thành kế hoạch phòng chống tội phạm xâm hại nơi công cộng, giải quyết bằng các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp hành chính và phong trào nhân dân. Bên cạnh đó, CATP đang tăng cường công tác quản lý địa bàn để loại trừ nơi ẩn nấu của đối tượng tội phạm”, ông Minh nói.
Phó giám đốc CATP khẳng định: “Tôi xin hứa là thực hiện kế hoạch này hết sức chặt chẽ và đến trước tết dương lịch sẽ mời lực lượng công an các tỉnh trong quân khu 7 cùng phối hợp”.
Đề xuất thưởng nóng cho người dân bắt cướp
Trước thực trạng tội phạm hiện nay, nhiều ĐB cũng đặt ra vấn đề cần đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh trật tự trong toàn dân.
“Khi tình hình an ninh trật tự phức tạp thì phát động phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc rất quan trọng. Nhưng hiện nay các tổ tự quản, giữ gìn trật tự ở khu phố rất yếu, có nơi tê liệt. Vậy CATP làm gì để dấy lên phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc, tự quản?”, ĐB Phạm Thị Thu Hiền có ý kiến.
Phó giám đốc CATP cho biết đang xây dựng kế hoạch, quy chế xin thực hiện quỹ phòng chống tội phạm. Trong đó, sẽ có mức thưởng "nóng" 5 triệu đồng cho ai bắt được cướp nhằm động viên người dân tham gia phòng chống tội phạm.
ĐB Trần Thị Tuyết Hồng chất vấn thêm: “Vai trò của cảnh sát khu vực rất quan trọng nhưng hiện tại lực lượng còn rất mỏng. CATP có kế hoạch phân bổ cảnh sát khu vực trong thời gian tới như thế nào, bồi dưỡng nghiệp vụ ra sao để đảm bảo công tác an ninh tại địa bàn?”.
“Chúng tôi sẽ cố gắng nâng chất lượng công an khu vực chứ về số lượng thì không thể hứa sẽ có thêm vì chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo của ngành không được duyệt tăng. Chỉ mong lứa ra trường bù được lứa hao hụt do nghỉ hưu là mừng lắm rồi, chúng tôi cố gắng nâng chất và choàng gánh công việc”, ông Phan Anh Minh giải trình.
|
Trong buổi chất vấn, ĐB Lâm Đình Chiến cũng đề nghị CATP phục hồi lại lực lượng săn bắt cướp (SBC) nhằm kéo giảm tình trạng cướp giật lộng hành hiện nay vì lực lượng này của TP.HCM trước kia hoạt động rất hiệu quả và tại Hà Nội hiện nay vẫn duy trì lực lượng hiệu quả này.
Trả lời ĐB, thiếu tướng Phan Anh Minh cho rằng: Lực lượng SBC đã nằm trong lòng dân, được dư luận ca ngợi. Hiện nay dùng từ đặc nhiệm thì nghe hơi xa lạ. Nhưng khi thành lập lực lượng đặc nhiệm, CATP đã có trao đổi với các anh em trong lực lượng SBC trước đây, kể cả anh Dương Minh Ngọc. Mọi người đều đồng ý lực lượng đặc nhiệm kế thừa những ưu điểm của SBC trước đây. Dùng từ SBC thì không phù hợp vì dù là cướp thì cũng là con người, không nên dùng từ săn bắt. Vì vậy dùng từ đặc nhiệm thích hợp hơn SBC.
“Do đó chúng ta nên chờ đợi thêm thời gian nữa, không nên cho rằng hình sự đặc nhiệm không bằng SBC”, ông Minh giải trình.
Khánh Hòa: 75% vụ là án cướp giật, trộm cắp Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa V, đại tá Trần Ngọc Khánh, Giám đốc Công an tỉnh cho biết, trong năm 2012 nạn trộm cắp, cướp giật trên địa bàn tỉnh diễn ra phức tạp. Trong số 714 vụ phạm pháp hình sự năm nay thì có tới 529 vụ là cướp giật, trộm cắp tài sản, chiếm 74,9%. Đại tá Trần Ngọc Khánh cho rằng, muốn nạn trộm cắp, cướp giật giảm một cách ổn định thì lực lượng công phải liên tục tấn công, trấn áp tội phạm. Thời gian tới, ngoài việc mở các đợt tấn công, trấn áp tội phạm, lực lượng công an tỉnh sẽ triển khai thêm nhiều biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh tận gốc. Bên cạnh đó, ngành công an đã phát động phong trào quần chúng đấu tranh tội phạm cướp giật, nhằm tuyên truyền về các thủ đoạn của các đối tượng trộm cắp, cướp giật để người dân biết cách phòng ngừa, nâng cao ý thức bảo vệ tài sản.
Quảng Bình: Thất nghiệp gia tăng Theo báo cáo của UBND tỉnh tại kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa XVI, tình hình kinh tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn dẫn đến tỷ lệ công nhân không có việc làm tăng. Có 4/18 chỉ tiêu không đạt kế hoạch là: tốc độ tăng trưởng kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp, cơ cấu kinh tế và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung cả nước. Theo Liên đoàn lao động tỉnh, hiện có 1.600 công nhân mất việc làm, 2.000 công nhân thiếu việc làm thường xuyên và con số này sẽ nhiều hơn nữa. Thu nhập tiền lương của công nhân thấp, chỉ từ 1,8-1,9 triệu đồng/tháng, công nhân nhiều DN chỉ đạt dưới 1,5 triệu đồng/tháng. Nguyễn Chung - Trương Quang Nam |
Nguyên Mi
>> Bắt gần 30.000 tội phạm ma túy trong năm
>> Tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, liều lĩnh
>> Đề nghị ra nghị quyết chặn đứng nạn cướp giật
>> Khách bộ hành gặp cướp
>> Cướp biển giả cảnh sát cướp 70 thỏi vàng
>> Vụ chém lìa tay cướp xe SH: Phê ma túy, chém tới tấp để cướp
Bình luận (0)