Đó là ý kiến của đại diện các thương vụ, tham tán thương mại VN ở nước ngoài trong cuộc gặp gỡ, thảo luận với lãnh đạo Bộ NN-PTNT về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản VN diễn ra ngày 8.2 tại Hà Nội.
Chi phí vận tải quá cao
tin liên quan
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu lập kỷ lụcÔng Minh dẫn chứng, người Nhật rất thích xoài VN do quả to, đẹp và độ ngọt cao. Nhưng vận chuyển xoài từ VN sang Nhật Bản hiện nay vẫn theo đường hàng không, quãng đường ngắn hơn mà giá thành lại cao hơn cả xoài chuyển từ Thái Lan, Mexico và Ecuador khiến khó cạnh tranh về giá. “Nếu chúng ta tìm cách hạ được giá vận chuyển thì không chỉ có xoài, nhiều loại nông sản khác sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản nhiều hơn”, ông Minh nói.
Đồng tình, ông Nguyễn Hải Tịnh, Tham tán thương mại VN tại Hà Lan, nhận xét ngay cửa ngõ hàng không quốc gia xuất khẩu hoa quả, rau tươi như Tân Sơn Nhất (TP.HCM) thì tắc nghẽn, cảng Nội Bài (Hà Nội) thì vắng vẻ. Ở các cảng biển, Cát Lái (TP.HCM) cũng tắc nghẽn cả nửa ngày; cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) còn thưa vắng. Dòng chảy hàng hóa xuất khẩu nông sản mất nhiều thời gian sẽ làm tăng chi phí. Trong khi đó, ở Hà Lan có những mô hình thành phố sân bay kết nối quốc tế, trung tâm đấu giá nông sản nằm sát sân bay, trong vòng 24 giờ rau tươi, hoa tươi thậm chí là cá tươi được vận chuyển đi khắp nơi trên thế giới. “Ngành nông nghiệp phải phối hợp với giao thông, công an... để khơi thông và phát triển vận tải nội thủy, mục tiêu là 3 - 5 năm tới phải giảm được giá thành vận tải. Nếu ngay từ trong nước, chi phí vận tải giảm thấp sẽ giúp nông sản VN tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế”, ông Tịnh kiến nghị.
Gạo, cá Việt nhưng mang thương hiệu ngoại
tin liên quan
Nâng cao chất lượng dưa hấu xuất khẩu sang Trung QuốcNhưng theo ông Việt Anh, thị trường Trung Quốc ngày càng đặt ra những rào cản kỹ thuật đối với nông sản VN. Gần đây, Trung Quốc gia tăng tần suất thanh kiểm tra các sản phẩm nông sản từ VN và sẵn sàng áp dụng các biện pháp mạnh. Chính vì thế, các doanh nghiệp phải thay đổi cách tư duy về thị trường, không thể nghĩ đây là thị trường dễ tính nữa và tổ chức sản xuất phải tính toán lại để hướng nông dân sản xuất nông sản chất lượng cao.
Tham tán thương mại VN tại Philippines Vũ Việt Nga khuyến cáo, mỗi năm chúng ta xuất khẩu nhiều gạo vào thị trường này nhưng sản phẩm đến tay người tiêu dùng không mang thương hiệu của VN. Trong khi đó, doanh nghiệp các nước Thái Lan, Nhật Bản họ đều làm tốt vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu. Theo bà Nga, không chỉ có gạo, cá tra VN cũng vậy, khi xuất khẩu vào đây thì sản phẩm đều mang thương hiệu các doanh nghiệp của Philippines và người tiêu dùng không biết nó đến từ VN.
Ông Hoàng Minh Giám, Tham tán thương mại tại Nga, cho rằng ở thị trường Nga nhiều sản phẩm nông sản nhập khẩu VN đứng nhất, nhì như cà phê, điều và chè. Nhưng các doanh nghiệp hiện chủ yếu xuất khẩu thô nên trong các cửa hàng cà phê, có rất nhiều thương hiệu nhưng không thấy có thương hiệu cà phê Việt.
Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, năng lực sản xuất trong nước hiện đã mạnh và kỳ vọng những người làm công tác tham tán thương mại ở nước ngoài tư vấn tham mưu đàm phán để mở cửa các thị trường xuất khẩu nông sản VN ra thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ tìm cách để bán hàng, các tham tán thương mại cần tìm kiếm các công nghệ hiện đại trong lĩnh vực nông nghiệp từ khắp nơi trên thế giới để đưa về ứng dụng tại VN.
Bình luận (0)