Không chỉ báo chính thống liên tục cập nhật thông tin vụ việc, mạng xã hội cũng dõi theo tình hình từng giờ, từng phút. Facebooker bày tỏ sự đau buồn và thương tiếc gửi đến các nạn nhân. Qua sự việc kinh hoàng này, một số người góp ý những ai đang ở chung cư nên sắm mặt nạ phòng độc để sẵn, trong trường hợp hỏa hoạn xảy ra có cái mà dùng, bởi đa số các vụ tử vong do cháy là bị ngạt khói chứ không phải lửa thiêu. Nếu có mặt nạ sẽ cầm cự cho đến khi được cứu. Số người khác thì đề xuất các chung cư nên thiết kế các ống trượt thẳng đứng trong tòa nhà để giúp cư dân mau chóng tiếp đất khi có hỏa hoạn.
Bên cạnh những ý kiến trên, vụ cháy còn khiến nhiều người giật mình nhìn lại ý thức và sự chủ quan của người dân, quản lý tòa nhà và cả công tác phòng cháy chữa cháy. Vì sao tòa nhà đã không ngăn được khói giết người? Khói là thứ nguy hiểm nhất trong nhà cao tầng và không gian kín, chứ không phải lửa... Ngoài ra, Facebooker còn yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra toàn diện và gắt gao công tác phòng cháy chữa cháy trong tất cả các chung cư cao tầng để không phải chứng kiến những vụ việc đau lòng nữa.
Nhập viện vì nghiện... Facebook
Có một thực trạng đáng báo động là các bệnh viện tâm thần đang tiếp nhận ngày càng nhiều trường hợp nghiện mạng xã hội nặng đến mức bị trầm cảm, xa lánh thế giới bên ngoài (ảnh 2).
|
Theo một clip được chia sẻ trên mạng, một nữ sinh 18 tuổi đang được điều trị tại Khoa Cấp tính nữ - Bệnh viện Tâm thần T.Ư1 (Hà Nội). Đây được xác định là ca trầm cảm điển hình do nghiện mạng xã hội. Nguy hiểm hơn là cha mẹ của nữ sinh này phải cưỡng chế để đưa con nhập viện.
Khi xem clip, không ít Facebooker đã thảng thốt vì cảm thấy dường như hình ảnh hơi... quen quen. Một tài khoản cho biết: “Tôi từng nghiện Facebook đến mức chẳng buồn ra ngoài, suốt ngày chỉ thích ôm điện thoại lướt. Mỗi khi đưa một dòng trạng thái lên, cứ phải canh xem ai like, ai comment. Nếu lượt like và comment nhiều thì phấn khích, còn ít thì buồn vô cùng”. Chưa hết, có người còn kể nghiện mạng xã hội đến mức suốt ngày lẩm bẩm mãi câu: “1 nghìn 1 miếng cu đơ/2 nghìn 2 miếng cu đơ 1 nghìn”.
Trước những chia sẻ trên, Facebooker cùng khuyên nhủ nhau từ nay nên hạn chế thời gian lướt Facebook, tránh xa điện thoại chừng nào hay chừng đó, chứ không có ngày nhập viện như chơi.
Bình luận (0)