Đó là một người đàn ông trung niên tay chân lấm lem, khuôn mặt khắc khổ, ghé mua chiếc ba lô chống gù cho con (ảnh 1).
Sau khi chọn xong, ông còn chu đáo chuẩn bị thêm một chiếc thiệp xinh xắn. Cầm bút loay hoay một lúc, ông ngại ngùng nhờ cô bán hàng: “Cô viết hộ tui ít chữ, lâu quá không đụng tới giấy bút, sợ viết xong bé Nhím nó không đọc được chữ nào thì khổ!”, theo người chủ shop cũng là người chia sẻ câu chuyện.
tin liên quan
Nóng trên mạng xã hội: Khi dân mạng làm 'thám tử'“Không thể tin được! Một thằng mạnh mẽ như mình lại rơi nước mắt chỉ vì vài dòng chữ”, một Facebooker viết. Dù không biết bé Nhím, nhưng nhiều người vẫn nhắn nhủ bé sau này lớn lên hãy nhìn tấm ảnh này để đối xử với ba cho trọn vẹn chữ hiếu.
Câu chuyện cảm động này như kéo mọi người lại gần nhau hơn. Họ chia sẻ những mẩu chuyện của đời mình, những ký ức tuổi thơ cùng với ba mẹ, mà khi kể ra, nhiều người lại thấy khóe mắt cay xè.
Thanh niên nợ “lầy” nhưng luôn nói đạo lý
Bạn bè gặp khó khăn rồi vay mượn nhau là chuyện không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Nếu mượn rồi trả thì chẳng có gì để nói, nhưng mượn xong, đến hạn trả, lại hát bài “Gặp nhau làm ngơ” thì đúng là đáng lên án.
|
Mới đây, một tài khoản đã gây ra “cơn sốt” cho cộng đồng mạng khi chia sẻ câu chuyện tiền bạc của mình. Số là anh này cho bạn vay tiền, chuẩn bị sang tháng mới nên nhắn tin đòi. Trớ trêu thay, con nợ nói rằng đòi tiền là không tôn trọng và block luôn chủ nợ (ảnh 3).
Đáng nói, trong khi một mặt không chịu trả nợ, một mặt con nợ hằng ngày vẫn đều đặn đăng những dòng trạng thái đạo lý lên Facebook cá nhân càng khiến cộng đồng mạng thêm “dậy sóng”. Nhiều người đồng cảm với “nạn nhân”, nên “bay vào” kể về những lần mình cho mượn tiền rồi kết quả nhận cái kết đắng.
Từ câu chuyện trên, một số Facebooker đúc kết rằng, để tránh tình cảnh “đứng cho vay, quỳ đòi nợ”, với những người ít tiếp xúc, không thân thiết, khi được hỏi vay thì nên tìm các lý do phù hợp để khéo léo từ chối.
Bình luận (0)