“Đào tạo những em để đưa ra những cuộc thi quốc tế thật lớn ở nước ngoài thì mình vẫn chưa thực hiện được. Chúng ta vẫn đang ở tầm thấp, tức là mới giúp em những cái cơ bản, để thật chuyên nghiệp, thật vững vàng” - NSND Đặng Thái Sơn chia sẻ thẳng thắn trong cuộc trò chuyện với báo giới trong ngày hôm qua, nhân chuyến trở về VN tham dự cuộc thi piano quốc tế lần thứ 3 (diễn ra từ ngày 5 - 11.10 tai Hà Nội) với vai trò chủ tịch nghệ thuật.
NSND Đặng Thái Sơn
|
Ông đã nhìn thấy tài năng nổi bật trong cuộc thi này giống như ông từng nhìn ra Lưu Hồng Quang từ nhiều năm trước?
Tôi đã theo dõi các em đoạt giải lần trước phát triển như thế nào và tôi nghĩ đó mới là điều đáng để ý. Chỉ trao giải xong không biết các em đó phát triển thế nào thì tôi không thấy thú vị lắm.
Những em ở kỳ này, tôi muốn nhìn xem vài năm nữa các em lên, xuống ra sao. Nhưng tôi nghĩ khả năng vươn lên sẽ rất nhiều. Âm nhạc có những điều khác biệt. Giải thưởng chỉ giống như mảnh bằng cao cấp để các em bước vào sự nghiệp nghệ thuật ban đầu chứ chưa phải cho thấy mình đã nhất thế giới. Sau này mấy chục năm nữa, các em mới chứng minh được mình là ai, có vị trí trong ngoài nước ra sao.
Ông đánh giá thế nào về trình độ của các tài năng âm nhạc VN so với các nước khác?
|
Ông nói hiện tại cơ sở vật chất của chúng ta đã đầy đủ hơn nhiều so với thời của ông. Vậy, theo ông điều gì khiến chúng ta đang bị chậm lại, ngay cả so với các nước trong khu vực như vậy?
Giải quyết được mọi chuyện rất khó, tôi nói vui là mình phải làm một cuộc cách mạng về giảng dạy, đôi khi là thay đổi nếp tập quán của mình nữa. Chẳng hạn như, chúng ta tập đàn khi không gian dư thừa tạp âm, trong khi cái phông của âm nhạc chính là im lặng.
Thí sinh Yeon Min-park (Hàn Quốc) giành giải nhất tại bảng C - Ảnh: Trần Thanh Giang
|
Mặt khác, hiện nay các trại hè âm nhạc được tổ chức rất phong phú ở nước ngoài, trong khi ở VN chưa hề có. Tôi nghĩ trại hè có khi còn quan trọng hơn cả các cuộc thi bởi đó là lúc các em được “nạp điện”, được nâng cao tay nghề. Tổ chức một trại hè âm nhạc là điều tôi đã mong muốn từ rất lâu rồi, đã bàn bạc nhiều, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn quá.
|
Ông là người đã đóng góp công sức rất lớn để tạo dựng một cuộc thi piano quốc tế tại VN. Hiện giờ, ông mong mỏi điều gì nhất cho cuộc thi này?
Tôi chỉ mong muốn cuộc thi được tồn tại. Việc này tưởng đơn giản nhưng lại cực kỳ vất vả. Ai cũng biết cuộc thi này tồn tại chính là nhờ sự hỗ trợ của các cá thể tư nhân. Việc tìm những người tài trợ, bảo trợ giúp mình trong tương lai là cực kỳ khó. Vì thế tôi muốn kêu gọi thêm nhiều người hỗ trợ vì tương lai âm nhạc phụ thuộc rất nhiều vào những người hào phóng và có khả năng giúp.
Lưu Hồng Quang là học trò được ông dìu dắt tại Trường đại học Montréal (Canada). Ông có kỳ vọng cậu ấy có thể tạo nên một cái tên Đặng Thái Sơn thứ hai cho nền âm nhạc VN?
Tôi không thích nói thứ hai, hay thứ ba vì mỗi người là một cá thể riêng, đi theo những con đường nghệ thuật khác nhau. Tôi và Lưu Hồng Quang chơi với những phong cách khách nhau, đi theo những dòng âm nhạc khác nhau. Nhưng tôi có thể trao đổi với em về cách cảm thụ âm nhạc, thẩm mỹ âm nhạc. Tôi khuyên Lưu Hồng Quang chưa nên vội tham gia trình diễn nhiều, mà dành nhiều thời gian luyện tập. Đến năm sau, cậu ấy sẽ có một chương trình biểu diễn tại VN.
Bình luận (0)