img
NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 1.

Ý tưởng đưa nghệ thuật tuồng xuống phố đã đến thế nào, thưa ông?

Trong một lần đi công tác ở Khánh Hòa, tôi được xem một chương trình nghệ thuật tuồng ngoài trời tại một địa điểm văn hóa đắc địa. Tôi rất thích mô hình này. Thời điểm năm 2014, TP.Đà Nẵng có các chỉ số kinh tế đều ở trong top 5 của cả nước, nhưng riêng văn hóa thì đứng thứ 39, đầu tư cho văn hóa đứng thứ 61.

Sau đó, ông Trần Thọ, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, đã trao đổi với Sở VH-TT làm sao phải đẩy mạnh hoạt động văn hóa, nghệ thuật Đà Nẵng cho xứng tầm với sự phát triển kinh tế - xã hội. Cá nhân tôi có ý kiến nên tăng cường biểu diễn, sinh hoạt nghệ thuật về đêm tại 2 bờ sông Hàn để tăng phần cuốn hút du khách và để người dân đến gần hơn với các loại hình nghệ thuật mà không phải mất tiền. Tất nhiên, trong đó có nghệ thuật tuồng. Vì nhiều lý do, mãi đến ngày 12.7.2015, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh mới biểu diễn thí điểm đêm đầu tiên với cái tên "tuồng xuống phố" tại bờ đông cầu Sông Hàn.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 2.

Các tiết mục múa, hát, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc thu hút nhiều người đến xem

Kết cấu chương trình tuồng xuống phố có gì đặc biệt?

Đến cuối năm 2015, sau đánh giá kết quả hoạt động, lãnh đạo TP quyết định đề án tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật về đêm vào hằng năm. Nhà hát tuồng xây dựng 2 chương trình biểu diễn xen kẽ vào tối chủ nhật hằng tuần từ tháng 4 đến hết tháng 9, những tháng có thời tiết thuận lợi nhất trong năm. Chương trình 1 chuyên về nghệ thuật tuồng. Chương trình 2 là nghệ thuật truyền thống VN chủ đề Giai điệu quê hương gồm các tiết mục hòa tấu, độc tấu các loại nhạc cụ dân tộc, các điệu múa dân gian các dân tộc, múa Chăm... và các trích đoạn tuồng ngắn, súc tích. Tuồng đã xuống phố thì phải dễ hiểu.

Vậy có phải chọn lựa các diễn viên cũng như xây dựng trích đoạn tuồng với tiêu chí riêng chỉ phục vụ cho việc "xuống phố"?

Mỗi đêm diễn có khoảng 40 diễn viên tham gia. Đó là những diễn viên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng tiết mục, trích đoạn. Tôi chọn phương thức quản lý không bao giờ bị động về diễn viên. Đội ngũ diễn viên là đội ngũ vững bền. Nếu không có diễn viên chính thì có diễn viễn thứ 2 thay thế liền, không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan.

Chúng tôi có một hội đồng nghệ thuật, sau mỗi lần diễn, dựa trên cơ sở góp ý sẽ xây dựng chương trình. Năm nay có 3 hội diễn, xây dựng chương trình ngoài việc để đi thi còn mang về biểu diễn trên phố. Chương trình tuồng xuống phố hiện nay có 13 trích đoạn hay, xoay vòng biểu diễn vào các đêm, như: Đổi hồn Đát Kỷ, Nhị khí Chu Du, Lỗ Lâm đề cờ…

4 tiết mục nhạc thuộc chương trình Lạc thổ, gồm: hòa tấu Độc khúc Ngũ hành, song tấu trống Cổ vọng sông Hàn, độc tấu kèn sona Mạnh Lương bắt ngựa, hòa tấu Khúc lạc thổ giao hòa. Đây là những tiết mục tham gia các cuộc thi nhưng cũng là những tiết mục tuồng xuống phố, tạo thêm những màu sắc mới.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 3.

Các tiết mục múa, hát, hòa tấu, độc tấu nhạc cụ dân tộc thu hút nhiều người đến xem

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 2.

Theo ông, điểm khác biệt của tuồng Đà Nẵng khi xuống phố so với các địa phương khác là gì?

Tôi xây dựng một chương trình khá hài hòa, trong đó có trích đoạn tuồng hài, tuồng cổ, dân gian… với đề tài dễ hiểu. Ngoài ra, nhà hát còn có chương trình xen kẽ về nhạc tuồng, tiết mục múa từ tuồng, đặc biệt giới thiệu về hóa trang, phục trang tuồng. Tôi làm phần này rất kỹ để thu hút tất cả đối tượng khán giả. Tôi chọn nội dung của tuồng VN. Những tuồng mượn tích của Trung Quốc cũng diễn, nhưng phải chọn được trích đoạn thiệt hay.

Trong giới thiệu hóa trang, nhà hát làm rất chỉn chu. Hiện nay, vẽ mặt tuồng được nhà hát giữ lại nhiều nhất miền Trung nhờ các thầy truyền lại và đã in thành sách. Diễn viên cũng được đào tạo bài bản và các bạn vẽ mặt rất đẹp. Chúng tôi lấy phục trang tuồng triều Nguyễn làm chính vì gần với thế hệ chúng ta. Trang phục tuồng được thêu bằng tay, gắn kim tuyến… với trị giá đến 30 triệu đồng/bộ.

Mỗi nơi người ta làm mỗi kiểu, nhưng chúng tôi làm bằng tất cả những nỗ lực cùng sự nghiên cứu thấu đáo. Đã có những đơn vị đến học tập chúng tôi…

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 3.

Có phải lực lượng khán giả đường phố là đối tượng khó chinh phục, nhất là trẻ em?

Họ không khắt khe lắm, vì họ đến xem để giải trí là chủ yếu. Dù vậy, dấu ấn tuồng trong lòng họ thế nào thì lại do chúng ta quyết định. Có nghĩa, mình phải có những chương trình thật tốt. Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả!

Với trẻ em thì trực quan về tuồng là điều tốt nhất. Để thu hút và tạo dấu ấn đối với trẻ em, trước khi biểu diễn nghệ thuật tuồng, chúng tôi cho biểu diễn tiết mục nhã nhạc Lân mẫu xuất lân nhi đã được dàn dựng cực kỳ công phu.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 6.

Trích đoạn vở tuồng Đi sứ tại sân khấu lưu động bên bờ đông sông Hàn

Khán giả nhí thích thú khi xem tuồng trên phố

Hẳn kỷ niệm sâu sắc nhất của ông trong những lần đưa tuồng xuống phố cũng gắn với khán giả trẻ em?

Tôi đã quan sát rất kỹ khi các cháu bé đến xem tuồng. Ban đầu, các cháu thấy mặt vẽ các nhân vật thì quá sợ, khóc. Ngày thứ 2, các cháu đứng xem từ xa; ngày thứ 3 thì đòi bố mẹ bồng vào. Ngày thứ 5, thứ 6 thì các cháu tìm hiểu tại sao ông này mặt đỏ, bà kia mặt xanh - trắng… Vậy là người lớn phải tìm hiểu để trả lời cho các con. Và với sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng những kiến thức về tuồng, các diễn viên sẽ lý giải cặn kẽ. Thế là tuồng có thêm một khán giả nhí, cứ như thế nhân lên, mưa dầm thấm lâu. Trẻ em cũng xem tuồng đã là sự thành công.

Ông có lo lắng việc đưa tuồng xuống phố sẽ làm mất khách đến với Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh?

Diễn tuồng dưới phố là quảng bá, giới thiệu với những người chưa hiểu về tuồng. Còn đối với những người am hiểu thì họ không đánh giá cao những tiết mục đó và sẽ đến tận nhà hát để xem, dù hiện nay vì nhiều lý do khán giả đến với nhà hát không nhiều.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 4.

15 năm làm công tác quản lý và gần 10 năm đưa tuồng xuống phố, có khi nào ông nản lòng?

Không! Nghề này vui lắm nhưng nhiều lúc căng thẳng vì những sức ép. Nhất là năm 2019, khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lúc đó là ông Trương Quang Nghĩa xem qua hoạt động của nhà hát đã hỏi: Ngoài lương tháng, nhà hát trả anh em thêm bao nhiêu? Tôi trả lời: Còn có tiền bồi dưỡng đi diễn vài trăm ngàn đồng mỗi đêm. Bí thư hỏi tiếp: Có lo đến một lúc anh em sẽ bỏ đi không?

Sau đó, theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đã xây dựng đề án nâng cao hiệu quả hoạt động nhà hát đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó xác định ngoài chức năng nhiệm vụ chính là bảo tồn, phát huy nghệ thuật tuồng còn phải tạo sản phẩm để phục vụ nhân dân và du khách; bên cạnh đó đề xuất quá trình tự chủ một phần về kinh phí hoạt động.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 9.

Theo dõi hậu trường sân khấu, khán giả đường phố có thể chứng kiến cảnh phục trang tuồng

Các nghệ sĩ tuồng vẽ mặt cho nhau trong một đêm diễn bên cầu Sông Hàn

Vậy ông đã làm gì để "anh em sẽ không bỏ đi"?

Như đã nói, sau khi đề án được phê duyệt, đơn vị đã tổ chức thực hiện các nội dung. Riêng về chương trình nghệ thuật dành cho khách du lịch, năm 2020 đã đạt kết quả khá tốt, tuy nhiên từ tháng 7.2020 đến hết năm 2022 do đại dịch Covid-19 nên chương trình phải tạm dừng. Từ đầu năm 2023 đến nay, nhà hát cùng các đơn vị lữ hành du lịch đang tích cực truyền thông, quảng bá để hút khách. Các hoạt động biểu diễn tại các địa điểm khác lại khá tốt, hoạt động nghệ thuật khá sôi nổi, nguồn thu tăng đáng kể...

Khi mình tạo môi trường làm việc thân thiện, anh em được phát huy khả năng thì sẽ gắn bó. Đối với những anh em làm nghệ thuật tuồng, có đói một tí cũng được nhưng không được làm nghề sẽ buồn ghê lắm. Tất nhiên, tôi không để anh em đói khổ. Giàu thì chưa thể nhưng anh em được thỏa sức, tự do làm việc với nghề. Tôi phải xây dựng đội ngũ đảm bảo tính kỷ luật, có tinh thần đoàn kết, có chất lượng nghệ thuật cao; thường xuyên tạo việc làm cho anh em.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 5.

Ngoài đưa tuồng xuống phố, nhà hát còn có chương trình nào khác để quảng bá nghệ thuật này?

Chúng tôi đang thực hiện chương trình "đưa tuồng vào sân bay" với chủ đề Con đường di sản. Mỗi chương trình khoảng 30 phút, kíp diễn 20 người; diễn vào thứ năm và thứ bảy hằng tuần. Sau khi xây dựng và bán bản quyền, nhà hát có khoản kinh phí rất tốt để tái đầu tư, nâng cao đời sống anh em. Quảng bá tuồng ở sân bay rất hiệu quả, tạo được ấn tượng tốt đối với du khách quốc tế, các hãng thông tấn nước ngoài... Các khách sạn ở Đà Nẵng cũng đã kết nối với chúng tôi để đưa tuồng vào khách sạn diễn cho du khách xem.

Nhà hát vẫn tiếp tục chương trình đưa tuồng vào trường học đã triển khai nhiều năm qua với những trích đoạn liên quan đến các nhân vật lịch sử nhằm góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Điều đáng mừng là khoảng 3 năm qua chúng tôi đã đưa đi đào tạo và tuyển chọn được 12 diễn viên trẻ.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 12.

Biểu cảm của nhân vật Chu Du trong trích đoạn tuồng Nhị khí Chu Du

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 13.

Trích đoạn tuồng về Trần Quốc Toản với những động tác biểu diễn dứt khoát của diễn viên

Dàn diễn viên tuồng xuất hiện trên sân khấu tạo nhiều cảm hứng cho khán giả

Gần 10 năm đưa tuồng xuống phố, ông có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm để môn nghệ thuật truyền thống này đi vào đời sống?

Với những gì tích lũy được, tôi cho rằng khi đưa tuồng giới thiệu với người dân thì nên chọn trích đoạn gần gũi với thuần phong mỹ tục VN, đặc biệt là phải chọn những câu chuyện ý nghĩa gắn kết với các nhân vật lịch sử. Đã có trường hợp nhà hát tuồng diễn cho lứa tuổi học sinh xem nhưng lại chọn trích đoạn Hồ Nguyệt Cô hóa cáo. Tôi cho như thế là không phù hợp, thậm chí vô hình trung phản giáo dục. Về nghệ thuật hóa trang, phục trang thì lựa chọn những cái đẹp nhất, tinh túy nhất để giới thiệu.

NSƯT Trần Ngọc Tuấn: Đưa tuồng xuống phố tuyệt đối không được cẩu thả ! - Ảnh 6.

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.