* Điều gì đã gợi cảm hứng cho chị viết nên Ru?
- Tôi luôn yêu thích câu chữ. Nhưng việc viết nên cuốn sách này thì tình cờ thôi. Cứ 5 năm, tôi lại chuyển từ nghề này sang nghề khác. Cho đến năm tôi 39 tuổi, khi chồng bảo tôi ở nhà một tháng và nghĩ xem tôi từng muốn làm gì khi tôi lớn lên. Là một người nhập cư mang trong mình lòng biết ơn với quê hương mới về những đãi ngộ, tôi chưa bao giờ cho phép bản thân đặt ra một câu hỏi, huống hồ chi là trả lời nó. Vì vậy, tôi đã nói dối, tôi không dành thời gian để tìm kiếm công việc mới. Thay vào đó, tôi dành một tháng để viết lách. Và rồi một tháng đó đã dẫn đến một hướng khác… Cho đến cuối năm, tôi đã hoàn thành được cuốn sách.
|
* Chị nhận xét thế nào về nội dung trong cuốn sách?
- Cuốn sách nói về những đặc ân của một vài người may mắn sống sót sau thời loạn và nhìn thấy được cái đẹp theo những cách không mong muốn nhất.
* Nếu sách của chị được chuyển thể thành phim, ai sẽ là đạo diễn “trong mơ” của chị?
- Tôi từng xem bộ phim Những cây cầu ở hạt Madison những 10 lần. Tôi biết chính xác Meryl Streep đã chạm vào cổ áo Clint Eastwood như thế nào trong khi cô ấy đang gọi điện thoại. Tương tự như vậy, tôi cũng biết cơn gió khẽ khàng thổi qua tóc Meryl Streep khi cô ấy đứng cạnh cầu nhìn camera của Clint Eastwood ra sao. Tôi thích sự chú tâm của Clint Eastwood vào từng chi tiết nhỏ thầm lặng. Vậy nên tôi nghĩ ông ấy là đạo diễn mà tôi mơ ước!
* Cuốn sách nào mà chị mong đợi được giải Giller nhất (ngoài sách của chị nhé)?
- Cuốn Hoàng đế Paris của C.S.Richardson, vì cách kể chuyện đầy duyên dáng và cách dùng từ trau chuốt của ông ấy.
* Chị thấy nơi nào dễ chịu nhất để viết lách?
- Một nơi đầy ắp thời gian mà tôi không cảm thấy có lỗi vì phải dồn sự chú ý vào những người mà thậm chí còn không tồn tại.
* Có đề tài, sự kiện hay địa điểm cụ thể nào mà chị thấy quan trọng đến nỗi sau này chị sẽ viết về nó không?
- Tôi ước là mình sẽ xây dựng một câu chuyện về xung quanh những người đã dạy tôi cách yêu thương.
|
* Trong năm qua có cuốn sách nào làm chị thấy hứng thú hay tạo ảnh hưởng với chị không?
- Cuốn L'accordeur de silences của Mia Couto. Lúc đọc cuốn sách này tôi phải cầm bút trên tay vì mỗi trang sách đều có ít nhất một hoặc hai câu mà tôi muốn nhớ hay xem lại. Nhưng chủ yếu là tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh và các ý tưởng trong sách. Chẳng hạn, về cái chết của một người mẹ, người con trai bảo rằng mình trở nên mồ côi không phải là khi mẹ mất mà là khi cậu ấy không còn hình dung ra nổi gương mặt mẹ mình trong đầu và nghe giọng bà trong tim cậu.
* Chị ước gì mình đã biết đến yếu tố nào trong nghề viết lách hay cuộc sống của một nhà văn sớm hơn?
- Trong giới văn chương thì tôi là người mới, vẫn còn tìm tòi khám phá, bị hấp dẫn bởi những khía cạnh phức tạp trong nghề và số người góp phần vào việc biến một bản thảo thành sách và đưa cuốn sách ấy từ nhà in đến tay người đọc. Điều duy nhất tôi nghĩ mình biết, nhưng chưa hiểu thấu hết, là sự quan trọng của cái ghế với một người luôn ngồi ì hầu như cả ngày.
Lọt vào sơ khảo giải Man Asia Literary 2012 ngoài cuốn Ru (Kim Thúy) còn có: - Silent House của tiểu thuyết gia người Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt giải Nobel văn chương Orhan Pamuk. - Honour của nữ tiểu thuyết gia hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ Elif Shafak (người từng được đề cử tranh giải Orange Prize cho thể loại tiểu thuyết năm 2006 với tác phẩm The Bastard of Istanbul), xoay quanh nội dung những đụng độ văn hóa trong các gia đình nhập cư trong những năm 1970 tại London, Anh. - The Garden of Evening Mists của tác giả Malaysia Tan Twan Eng (người từng được đề cử tranh giải Man Booker Prize với tiểu thuyết The Gift of Rain năm 2007). - Narcopolis của tác giả Ấn Độ Jeet Thayil - Goat Days (Benyamin, Ấn Độ) - Between Clay and Dust (Musharraf Ali Farooqi, Pakistan) - Another Country (Anjali Joseph, Ấn Độ). - The Briefcase (Hiromi Kawakami, Nhật Bản) - Thinner Than Skin (Uzma Aslam Khan, Pakistan) - Black Flower (Young Ha Kim, Hàn Quốc) - Island of a Thousand Mirrors (Nayomi Munaweera, Sri Lanka) - Northern Girls (Thịnh Khả Dĩ, Trung Quốc) - The Road to Urbino (Roma Tearne, Sri Lanka / U.K.) - The Bathing Women (Thiết Ngưng, Trung Quốc) |
Đại Mỹ Lệ
(theo CBA)
>> Văn học nữ quyền chống lại nam quyền
>> Chinh phục văn học Mỹ bằng tiểu thuyết thơ
>> Joël Dicker: phát hiện mới của văn học Pháp ngữ
>> Ra mắt tủ sách Văn học Việt Nam đương đại tại Pháp
>> Nhà văn Mạc Ngôn đoạt giải Nobel Văn học 2012
>> Giải Nobel Văn học 2012 sẽ có chủ vào ngày 11.10
>> Lễ tôn vinh 100 năm tuổi nhà văn Học Phi
>> Khởi động "Văn học tuổi 20" lần 5
>> 15 tác giả nhận giải thưởng văn học sông Mê Kông 2012
>> Phát động giải thưởng mới cho văn học, nghệ thuật và báo chí
>> Cần một nền văn học chống lại cái ác
>> Có nghề vẫn học thêm nghề
>> “Người khổng lồ” của văn học Mỹ qua đời
Bình luận (0)