Nhưng chắc chắn không phải chỉ hiệu trưởng Trường THCS Phù Ủng cúi đầu trước câu hỏi này!
[VIDEO] Hiệu trưởng đau đầu vì vụ nữ sinh bị lột quần áo, đánh dã man ở Hưng Yên
|
Có quy định thành lập nhưng không có… nhân viên
Người đứng đầu ngành GD-ĐT đặt câu hỏi như vậy vì năm 2017, Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh (HS) trong trường phổ thông.
tin liên quan
Gia cảnh khó khăn của nữ sinh bị bạo hành: Chiếc bàn học được kê từ gạchNgoài ra, nhà trường còn tham vấn tâm lý đối với HS gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời. Giới thiệu, hỗ trợ đưa HS đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trường hợp HS bị rối loạn tâm lý, nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường. Cũng theo thông tư này, nhà trường bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
[VIDEO] Trách nhiệm giáo viên ở đâu khi nữ sinh Hưng Yên bị lột quần áo, bạo hành?
|
Tuy nhiên, cũng trong năm 2017, chính Bộ GD-ĐT ban hành thông tư hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập nhưng lại chưa có định mức dành cho nhân viên tư vấn tâm lý học đường mà lâu nay các cơ sở giáo dục đã nhiều lần đề xuất bổ sung.
|
Do vậy, đại diện nhiều trường cho rằng Bộ GD-ĐT ra quy định như vậy trong bối cảnh cắt giảm mạnh về chỉ tiêu biên chế, nhiều môn học chính khóa, bắt buộc còn đang thiếu giáo viên (GV) mà không được tuyển dụng, ngành GD-ĐT cũng không nắm quyền gì về tuyển dụng GV, về kinh phí… thì với nhiều trường công lập, việc thành lập tổ tư vấn tâm lý chỉ là nói cho… vui hoặc làm cho có, bởi không có người được đào tạo chuyên sâu, bài bản về tâm lý học để làm điều này.
[VIDEO] Nỗi lòng phụ huynh trong vụ nữ sinh Hưng Yên bị lột quần áo, bạo hành dã man
|
tin liên quan
Nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành: Sự vô cảm dung dưỡng bạo lực học đườngÔng Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP cũng đã tiến hành các bước theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, do hiện chưa có quy định về vị trí việc làm dành cho nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn tâm lý trong các trường phổ thông nên hầu hết các trường chỉ huy động GV dạy các môn văn hóa rồi tổ chức tập huấn để kiêm nhiệm làm tư vấn tâm lý cho HS, không có nhân viên được đào tạo bài bản về tham vấn học đường để làm nhiệm vụ này.
Học sinh thực sự có nhu cầu tham vấn tâm lý
[VIDEO] Bà Hoa Thị Trang, cô giáo chủ nhiệm, nói về vụ việc nữ sinh Hưng Yên bị lột quần áo, đánh đập dã man
|
|
Kết quả, hai bạn phải giải hòa ngay lập tức, bố mẹ được thông báo, mời lên ngay trong ngày. Cả hai bạn đều gặp cô giáo tâm lý, nhưng không phải chỉ 1 lần mà sau đó gặp 1 - 2 lần/tuần/45 phút trong vòng 1 tháng. Cô giáo tâm lý báo cô chủ nhiệm thời gian gặp, cô giáo chủ nhiệm báo cho từng bạn và không ai trong lớp biết thêm về thời gian các bạn ấy đến gặp cô giáo tâm lý - việc này cũng để các bạn tự tin.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie (Hà Nội), nhấn mạnh tới tầm quan trọng của phòng tham vấn học đường và cho biết trường này mới thành lập và đưa vào hoạt động thử nghiệm phòng tham vấn tâm lý học đường khoảng 3 tháng với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm.
Kết quả ban đầu của hoạt động này khiến chính người đứng đầu nhà trường cũng thấy rất bất ngờ. Rất nhiều HS cũng như phụ huynh chủ động tìm đến gặp chuyên gia tâm lý của trường để chia sẻ những vấn đề họ còn băn khoăn và cảm thấy khúc mắc trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa bạn bè với nhau, giữa HS với thầy cô giáo… Qua đó tìm sự tư vấn, chia sẻ để giải quyết những vấn đề cụ thể, tránh xung đột, căng thẳng.
Nhấn mạnh tới chất lượng của đội ngũ làm công tác tư vấn, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục TP.Hà Nội, cho biết: “Tham vấn trong nhà trường khó không phải là nhận thức, điều quan trọng là phải giúp HS thay đổi hành vi dù sẽ mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi người làm phải rất sáng tạo thì mới thành công”.
Bình luận (0)