Điều kiện duy nhất là Serbia để cho Nga đảm trách việc bảo dưỡng và hiện đại hóa số khí tài này trong tương lai. Đây là bằng chứng cho thấy mức độ gắn bó và tin cậy trong quan hệ song phương.
Vấn đề ở đây là Serbia tuy có quan hệ hợp tác truyền thống với Nga nhưng lại đeo đẳng mong muốn được kết nạp vào EU. Nước này chưa thể hiện ý muốn nhưng cũng chưa từng tuyên bố sẽ không gia nhập NATO. Bên cạnh đó, ngoài quan hệ đang căng thẳng giữa Nga và phương Tây còn có chuyện bất đồng giữa Serbia với EU và NATO về Kosovo.
EU và NATO muốn nhanh chóng thu nạp Kosovo trong khi Serbia và cả Nga kiên quyết chống đối. Hiện tại thì chưa nhưng về lâu dài, chiến lược của EU nhằm đến thu nạp Serbia để tách nước này xa khỏi Nga và áp đặt ảnh hưởng đến bán đảo Balkan.
Vì thế, sự hào phóng bất ngờ của Nga nhằm ràng buộc đối tác, nhấn mạnh lợi ích chính trị - an ninh chung thông qua đẩy mạnh hợp tác quân sự và quốc phòng. Từ đó có thể gây dựng nên “cùng thuyền” mà có được cả “cùng hội”.
Suy tính lợi ích này vừa thực tế vừa lâu dài, nhưng cũng khá mạo hiểm bởi hiện tại Serbia cần và hướng về Nga đến thế, nhưng ai dám chắc sau này rồi sẽ thế nào. Chỉ cần EU và NATO trả giá thích hợp cho Serbia thì kịch bản Nga mất cả chì lẫn chài rất dễ xảy ra.
Bình luận (0)