Nước Pháp trong vòng xoáy khủng bố qua lăng kính người Việt

21/11/2015 07:00 GMT+7

Trong những ngày đầu tiên kể từ khi cuộc khủng bố Paris diễn ra, người Pháp đã đón nhận, nghiền ngẫm nó như thế nào? Người Việt Nam sống tại Pháp đã có những ghi nhận với Thanh Niên .

Trong những ngày đầu tiên kể từ khi cuộc khủng bố Paris diễn ra, người Pháp đã đón nhận, nghiền ngẫm nó như thế nào? Người Việt Nam sống tại Pháp đã có những ghi nhận với Thanh Niên.

Thay vết đạn bằng hoa và ngôn từ, người Pháp vẫn giữ những nét hành xử rất tốt kể cả trong thảm họa - Ảnh: 7LivesThay vết đạn bằng hoa và ngôn từ, người Pháp vẫn giữ những nét hành xử rất tốt kể cả trong thảm họa - Ảnh: 7Lives

Sau cuộc khủng bố Paris ngày 13.11, nước Pháp vẫn chưa thôi những thông tin về an ninh bất ổn. Chỉ trong vòng đêm 17 sáng 18.11, liên tục có hai sự việc diễn ra: Hai chuyến bay của hãng Air France từ Mỹ sang Pháp phải hạ cánh khẩn cấp vì sợ khủng bố; cuộc bố ráp những nghi phạm liên quan tới khủng bố Paris tại St. Denis, gần sân vận động Stade de France.

Bình tĩnh và trách nhiệm

Trên 130 người chết và hàng trăm người bị thương là một cú sốc. Tạp chí Time của Mỹ còn ví vụ thảm sát Paris tương tự vụ khủng bố ngày 11.9.2001 làm chết gần 2.000 người Mỹ, để thấy nỗi đau nước Pháp đã trải qua. Thế nhưng, sau cú sốc, người Pháp đã đón nhận tất cả bằng một bản lĩnh tuyệt vời.

Ngay trong những giờ phút đầu tiên sau khi vụ thảm sát nổ ra ngày 13.11, chính phủ Pháp đã quốc tang 3 ngày và tuyên bố cấm tuyệt đối mọi hành động xuống đường, biểu tình, để ngăn những tư tưởng quá khích và kích động sau khi chứng kiến cảnh khủng bố ngay tại thủ đô.

Dòng người tưởng niệm trong sự yên lặng - Ảnh: 7Lives

Mặc dù vậy, theo ghi nhận của chị Christine Nguyen, một người Việt Nam sống tại Paris, người dân nơi đây đã đáp trả bằng sự yên lặng.

Quảng trường Republique là nơi chứng kiến dòng người đổ về tưởng niệm các nạn nhân của vụ khủng bố. Cuộc tưởng niệm diễn ra trong lặng im. Phóng viên quốc tế tác nghiệp cũng không ai phá vỡ bầu không khí này, chị Christine Nguyen viết qua Facebook.

Cũng là người đang sống ở Paris, anh L.D. Nghi cho biết: “Những ngày qua, chính phủ Pháp chỉ cấm biểu tình vào thứ Bảy và Chủ nhật (hôm 14 và 15.11). Tuy vậy, sau những ngày đó, người Pháp vẫn bình thản và không ai có động thái nào quá khích”.

Ý thức của người Pháp cũng được đánh giá cao. Họ thu nhặt những vòng hoa, nến, hình ảnh sau các cuộc tưởng niệm để giúp dọn dẹp đường phố - Ảnh: 7Lives

Chị Châu, người cho biết đã có mặt ở gần nhà thờ Notre Dame hôm 17.11, nhận xét rằng tất cả mọi người xung quanh đều bình thường. Các thư viện, trường học đã hoạt động trở lại.

Hôm 18.11, khu vực St. Denis gần sân Stade de France, một trong những nơi xảy ra vụ khủng bố đã tiếp tục có đấu súng giữa cảnh sát và các nghi phạm. Chính quyền kêu gọi người dân ở yên trong nhà và không đưa bất kỳ hình ảnh nào của cuộc đấu súng lên mạng xã hội. Những yêu cầu này cũng được nghiêm chỉnh chấp hành, theo anh L.D.Nghi.

Thi vị hóa nỗi đau

Người Pháp vốn thường được nhắc đến ở sự lãng mạn. Và trong vụ khủng bố ở Paris vừa qua, họ vẫn thể hiện sự lãng mạn vốn có ấy.

Sau đợt khủng bố liên hoàn ở Paris, người Pháp đáp trả bằng những lời cầu chúc, những bó hoa, nến, và những dòng chữ nơi còn lưu lại các vết đạn cháy đen.

Những bông hoa được gắn lên vết đạn - Ảnh: 7Lives

Sau những giờ phút tưởng niệm, im lặng, nước Pháp chuyển mình nhè nhẹ và trở lại nhịp sống thường ngày.

Những buổi tối ở Paris vẫn đầy ắp người ra đường. Họ xem phim, mua sắm, hội họp... tất cả dường như đều ngầm hiểu về cách thức tốt nhất để vượt qua nỗi đau và cả nỗi sợ khủng bố.

Hàng quán vẫn đông đúc, ấm áp trong hôm 17.11 - Ảnh: 7Lives

Tại nhà ga Châtelet, anh L.D. Nghi cũng đã bắt gặp những khoảnh khắc đẹp thường ngày, dù đây đang là giai đoạn nước Pháp gánh chịu nhiều đau thương. Những ban nhạc đường phố bên dưới ga tàu điện ngầm của Paris vẫn tiếp tục công việc của họ, và tiếng ca ấy như một tín hiệu cho thấy người Pháp chưa bao giờ run sợ.

Dàn nhạc biểu diễn tại ga Châtelet, Paris hôm 17.11 - Ảnh: 7Lives
Một tài khoản Facebook người Pháp có tên Rimsa Foxx Kbl nói với Thanh Niên rằng, có người bàn về chuyện Paris, nhưng họ rất bình thản và không hề sợ sệt. Rimsa Foxx có dòng máu Việt Nam, từng về thăm Việt Nam cách đây 1 năm và hiện ở Toulouse, cho rằng bất chấp hiểm họa có thể tới từ đâu, hay lỗi lầm của vụ khủng bố ai phải gánh, thì những người Pháp đều hiểu rằng họ cần phải đoàn kết.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.