(TNO) Thông tin giá nước sạch của Hà Nội sẽ tăng từ ngày 1.10 với mức tăng cao nhất lên tới gần 36% đối với nước kinh doanh đang làm nhiều người dân phải tính toán lại thu chi hằng ngày...
>> Hà Nội tăng giá nước từ 1.10
>> Hà Nội: Đề nghị tăng giá nước sạch sinh hoạt
|
Sau những lần tăng giá ồ ạt và giảm giá nhỏ giọt của mặt hàng xăng và lần điều chỉnh giá điện thêm 5% từ 1.8 vừa qua, tới đây, từ ngày 1.10 giá nước sạch cũng tặng khiến không ít người bức xúc.
Mới đây, Thành ủy Hà Nội đã thông qua bảng giá nước sinh hoạt mới do Sở Tài chính Hà Nội đề xuất: 10 m3 nước sinh hoạt đầu tiên tăng từ 4.000 đồng/m3 lên 4.797/m3 đồng; với nước kinh doanh, từ 12.000 đồng/m3 lên 16.258/m3 đồng.
Với mức giá trên khi đối chiếu với mức lương cơ bản hằng tháng chỉ hơn 1 triệu đồng, những người có thu nhập thấp và trung bình không khỏi lo lắng. Chưa kể áp lực tăng giá từ giá điện, giá xăng (từ tháng 3.2013, giá xăng tăng 4 lần và giảm 4 lần, tổng cộng mức tăng lên tới 2.640 đồng nhưng chỉ giảm 1.520 đồng).
Chị Nguyễn Thị Hà, ở ngõ 195 Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ: Nếu chỉ đơn thuần là tăng giá xăng hay giá điện, thì người dân vẫn chịu được vì chẳng ai có thể không dùng những mặt hàng thiết yếu này. Tuy nhiên, điện, xăng, nước cùng tăng kéo theo đủ thứ dịch vụ cũng thi nhau đội giá, từ những thứ gắn với đời sống hằng ngày như thực phẩm, rau xanh, đến những thứ phục vụ các nhu cầu khác như ăn ở, đi lại, may mặc…
Theo nhiều chuyên gia, các dịch vụ, nhiên liệu thiết yếu đua nhau tăng giá trong thời gian qua đang làm dấy lên nguy cơ lạm phát sẽ khó có thể kiềm chế ở mức thấp như mục tiêu đề ra.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nêu quan điểm, việc tăng giá nước là bất khả kháng, và đã được dự báo trước đó, do giá điện tăng. Điều này sẽ tác động đến CPI trong tháng 9, sau 2 tháng chỉ số giá tiêu dùng tăng liên tiếp, lần lượt là 0,27% vào tháng 7 và 0,83% vào tháng 8 vừa qua.
Theo chuyên gia này, giá nước tăng, đặc biệt là mức tăng lên tới xấp xỉ 36% đối với nước kinh doanh, sẽ khiến cho các dịch vụ khác như ăn uống, nhà hàng cũng tăng, và điều này sẽ tác động lên thu nhập của người dân.
“Một trong số ngành bị ảnh hưởng là thép, nước tăng cũng sẽ khiến cho mặt hàng liên quan đến ngành này tăng theo, người mua phải trả thêm và tác động đến giá tiêu dùng. Bên cạnh đó, dịp đầu năm, chỉ số tiêu dùng cho năm học mới cũng có thể tăng, phí dịch vụ y tế chắc chắn cũng sẽ có điều chỉnh… cũng khiến cho lạm phát có nguy cơ tăng”, ông Doanh nêu quan điểm.
Lê Quân - Anh Đan
>> Mưa trắng trời, đường phố Hà Nội lại ngập lụt
>> Đường phố Hà Nội thành sông trong ngày khai giảng
>> Vành đai 3 Hà Nội bị lún
>> Hà Nội: Một người bị lũ cuốn trôi khi đi trên cầu xập xệ
>> Hà Nội... không vội được đâu!
>> Hà Nội còn ngập 10 ngày nữa
>> Hà Nội sau bão số 6: Xe ba gác... đắc dụng
Bình luận (0)