Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán

29/07/2024 08:11 GMT+7

Dù 4 ngày qua, khu vực Hà Nội không có mưa lớn nhưng nước lũ vẫn tiếp tục tràn qua đê sông Bùi. Để đảm bảo an toàn, nhiều người già và trẻ nhỏ ở vùng rốn lũ Chương Mỹ đã phải đi sơ tán.

Theo bà Đỗ Thị Thành (69 tuổi, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, H.Chương Mỹ, Hà Nội), chiều 28.7, nước lũ dâng cao khiến ngôi nhà của gia đình đã bị ngập gần bằng trận lũ lịch sử ở Hà Nội năm 2008.

Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 1.

Nước lũ tiếp tục dâng khiến đời sống người dân rốn lũ Nhân Lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mọi sinh hoạt bị đảo lộn

KHẮC HIẾU

Trước đó, ngày 24.7, khi thấy nước bắt đầu tràn qua bờ đê sông Bùi, 2 vợ chồng bà Thành đã phải chuyển những bao thóc cùng nhiều tài sản lên chiếc giường đã được kê 4 hàng gạch. Đến đêm ông bà không ngủ được, ngồi trên ghế nhìn ra sân, sợ nước lên cao hơn.

Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 2.
Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 3.
Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 4.

Nhiều đường làng, ngõ xóm, nhà dân chìm trong "biển nước"

KHẮC HIẾU

Những ngày sau đó, do điện bị cắt không thể cắm cơm nên gia đình bà Thành chỉ biết ăn mì tôm qua ngày. Đến ngày 27.7, khi thấy nước rút, bà Thành mừng rỡ lau dọn nhà cửa nhưng nước lũ lại từ đâu dồn về, tiếp tục dâng cao, tràn vào trong nhà.

Sống chậm trong những ngày nước lũ bủa vây ở ngoại thành Hà Nội

"Nóng ruột lắm. Hơn 1,8 mẫu lúa gia đình bỏ sức gieo cấy, bón phân tốn cả chục triệu đồng, lũ về thế này sẽ hỏng hết, cuộc sống cũng đảo lộn", bà Thành nói.

Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 5.
Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 6.
Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 7.

Thuyền tôn trở thành phương tiện giúp người dân di chuyển từ trong thôn ra bờ đê

KHẮC HIẾU

Theo ghi nhận của Thanh Niên chiều 28.7, nước lũ trên sông Bùi tiếp tục dâng và tràn qua tuyến đường đê liên xã Tân Tiến, Nam Phương Tiến...

Nhiều tuyến đường làng chìm trong biển nước, có chỗ ngập sâu đến 2 m. Để ra bờ đê, người dân chỉ có thể chèo thuyền.

Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 8.

Chính quyền căng dây phân cách đường làng với những chỗ nước sâu hơn

KHẮC HIẾU

Dọc tuyến đê sông Bùi, nhiều bồn nước sạch được lắp đặt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. Nước đóng bình, mì tôm… cũng được nhiều cơ quan, đoàn thể và những nhà hảo tâm cấp phát.

Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 9.

Dọc tuyến đê sông Bùi có nhiều bồn nước sạch hỗ trợ sinh hoạt của người dân

KHẮC HIẾU

Ông Phùng Xuân Lực, trưởng thôn Nhân Lý, cho biết xã Nam Phương Tiến có khoảng 300/320 hộ dân bị nước ngập đến nhà. Nhân Lý ngập nặng nhất nên nhiều người già, trẻ nhỏ ở đây đã sơ tán đến các thôn khác.

"Mỗi lần ngập thế này cuộc sống của người dân lại khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến tài sản, kinh tế. Thôn tôi có 8 hộ chăn nuôi, mỗi hộ thiệt hại tiền tỉ. Lúa ngập thế này cũng hỏng hết. Tôi mong các cấp có thẩm quyền cho nâng đê sông Bùi lên cao hơn để khu vực này không bị ngập lụt nữa", ông Lực bày tỏ.

Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 10.
Nước tiếp tục tràn qua đê, người già, trẻ nhỏ vùng rốn lũ Hà Nội đi sơ tán- Ảnh 11.

Những nhà ngập sâu bị cắt điện, sinh hoạt trở nên khó khăn

KHẮC HIẾU

Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 2, từ đêm 23.7, nước lũ bắt đầu tràn qua đê sông Bùi, gây ngập cho nhiều xã trên địa bàn H.Chương Mỹ.

Sông Bùi được biết đến là vùng thoát lũ của Hà Nội, trong đó bên hữu ngạn là vùng chứa nước, vùng phân lũ. 15 năm gần đây, đã 3 lần nước tràn qua đê hữu sông Bùi gây ngập lụt cho nhiều xã của H.Chương Mỹ, trong đó năm 2008 có trận ngập lụt lịch sử.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.