Mô hình nuôi dê nhốt chuồng đã mang lại cho gia đình anh Phan Trí Khái (ngụ xã Giai Xuân, H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) nguồn lợi nhuận gần 100 triệu đồng/năm.
Vốn đầu tư thấp
Anh Khái kể, trước đây nguồn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào nuôi cá trê, cá sặc rằn nhưng lợi nhuận không cao. Nhiều năm thị trường bất ổn, giá cá trê, cá sặc rằn tuột dốc khiến anh bị thua lỗ nặng. Sau đó, anh chuyển hướng sang nuôi heo, nhưng do thiếu kinh nghiệm, lại ít vốn đầu tư nên cũng chỉ lấy công làm lời.
Nhận thấy dê dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc và có khách hàng, ông Trần Bá Thư ở tỉnh Kon Tum đã bán đàn bò và chuyển sang nuôi dê, thu hàng trăm triệu mỗi năm.
Trong lúc trăn trở tìm hướng đi mới thì tình cờ năm 2010, anh Khái xem tivi thấy giới thiệu mô hình nuôi dê nhốt chuồng ở Bến Tre và Tiền Giang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi tìm hiểu kỹ, anh nhận thấy mô hình này vốn đầu tư ít, chủ yếu dựa vào sức lao động nên quyết định làm theo. “Thời điểm đó con giống còn rẻ, dê con mới cai sữa chỉ 1 triệu đồng/con. Tôi mua liền 6 con dê giống về nuôi để nhân giống”, anh Khái cho biết.
“Kỹ thuật nuôi dê rất đơn giản. Chuồng dê có thể làm bằng tre hoặc gỗ, chiều ngang 1,8 m, chiều dài 2,5 m; sàn chuồng cách mặt đất từ 0,5 - 0,8 m để dê không chui qua. Chuồng được đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Nền chuồng phải phẳng, nhẵn để dễ vệ sinh, có rãnh thoát phân và nước tiểu”
Anh Phan Trí Khái
Nhờ siêng năng, chịu khó học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và tìm hiểu thêm trong sách vở, anh Khái đã nắm vững kỹ thuật nuôi. Đàn dê của anh phát triển rất nhanh, chỉ sau 4 năm đã tăng lên hơn 40 con dê cái, hàng chục con dê thịt và dê giống.
“Kỹ thuật nuôi dê rất đơn giản. Chuồng dê có thể làm bằng tre hoặc gỗ, chiều ngang 1,8 m, chiều dài 2,5 m; sàn chuồng cách mặt đất từ 0,5 - 0,8 m để dê không chui qua. Chuồng được đặt ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nắng nóng và ẩm ướt. Nền chuồng phải phẳng, nhẵn để dễ vệ sinh, có rãnh thoát phân và nước tiểu”, anh Khái chia sẻ.
Dễ nuôi, ít bệnh
Cũng theo anh Khái, dê là loài ít bệnh nên tỷ lệ hao hụt thấp. Thông thường dê hay mắc các bệnh như ghẻ, lở mồm long móng, tiêu chảy... Cách phòng bệnh chủ yếu là theo dõi sức khỏe hằng ngày, không cho dê ăn thức ăn ướt, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tiêu độc sát trùng 2 tuần/lần. Khi dê bệnh thì tách riêng những con bệnh với con khỏe để theo dõi và tránh lây lan trong đàn. Định kỳ tẩy giun sán và tiêm phòng các loại vắc xin để phòng bệnh truyền nhiễm cho dê. Dê ăn tạp nên rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là các loại rau, lá cây và phụ phẩm như chuối cây, cám bắp, thân và lá bắp…
Sau nhiều năm nuôi dê, anh Khái đúc kết được điều quan trọng trước tiên là có được con giống tốt. Đối với dê đực phải chọn những con có ngoại hình đẹp, thân hình cân đối khỏe mạnh, 4 chân vững chắc. Còn dê cái thì những con mình nở rộng, ngực sâu, da mềm, lông bóng…
Dê được nuôi từ lúc cai sữa đến khoảng 8 tháng có thể xuất bán. Thương lái thường đến tận chuồng thu mua với giá từ 100.000 - 110.000 đồng/kg đối với dê đực, dê cái từ 80.000 - 85.000 đồng/kg. Con giống khoảng 2,5 - 3 tháng đã cai sữa được anh bán 4 triệu đồng/con. Mỗi năm trừ chi phí, anh Khái thu lời gần 100 triệu đồng. Ngoài mô hình nuôi dê nhốt chuồng, anh Khái còn kết hợp nuôi heo, cá tra và gà đá. Nhờ siêng năng, biết cách áp dụng kỹ thuật nên việc chăn nuôi của anh đạt hiệu quả cao, mang lại nguồn lợi nhuận ổn định cho gia đình.
Bình luận (0)