- Tôi rất quan tâm tới loạt bài Làm giàu nhờ thú nuôi lạ đăng trên Báo Thanh Niên viết về những người nông dân nuôi dế, bò cạp, kỳ đà... đem lại lợi ích kinh tế cao. Đây là những cách làm mới. Ở nhiều nơi, nuôi dế, bò cạp, kỳ đà... đang trở thành câu chuyện thời sự của người nông dân. Tôi cho rằng, đây là thành công bước đầu nhờ sự mày mò, sáng tạo của người dân xuất phát từ mong muốn tạo ra sản phẩm mới đem lại lợi ích cao về mặt kinh tế. Chúng ta ghi nhận, cách làm mới này bước đầu đã giúp cho một bộ phận người dân thoát nghèo hoặc trở thành người có của ăn, của để.
* Đây là những thú nuôi lạ, người dân rất cần sự giúp đỡ về chuyên môn như kỹ thuật chăm sóc, phòng và chữa bệnh... Họ sẽ tìm đến ai để được hỗ trợ?
Tôi nghĩ, người nuôi thú lạ cần xây dựng những dự án để từng bước nâng cấp toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ con giống, kỹ thuật và quy mô nuôi đến thị trường tiêu thụ sản phẩm thì mới có thể phát triển bền vững được. Đã đến lúc, các nhà khoa học, cơ quan chức năng cần vào cuộc, tiến hành nghiên cứu để chủ động đưa ra các mô hình nuôi thú lạ cho người dân tham khảo, thực hiện - Ông Võ Văn Sự (Trưởng bộ môn Động vật quý hiếm và đa dạng sinh học, Viện Chăn nuôi quốc gia) |
* Ông có lời khuyên gì đối với người nông dân về việc nuôi các thú lạ?
- Chúng ta khuyến khích nhưng không nhìn vào đó mà phát triển ồ ạt theo phong trào, gây nên những hệ lụy không hay sau này. Với những vật nuôi lạ này, 1 người nuôi thì tốt nhưng 10 người nuôi thì hỏng. Bây giờ ít người nuôi thì anh bán chạy hàng và thu về nhiều lợi nhuận, nhưng khi ai ai cũng nuôi thì thị trường bão hòa, giá cả giảm xuống nhanh, người nuôi không còn có lãi. Vì vậy, người dân cần tìm hiểu kỹ về thị trường, tránh nuôi theo phong trào. Bên cạnh đó, ngoài lợi ích về kinh tế phải biết được tác hại của nó đối với môi trường. Không ít những vật nuôi là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp truyền các bệnh nguy hiểm cho con người. Vì vậy, chúng ta cũng phải xem xét kỹ lưỡng về mức độ ảnh hưởng của những vật nuôi về mặt sinh học đối với bên ngoài. Khi nuôi ít, chúng ta khống chế được nhưng khi nuôi nhiều, trên diện rộng, có thể nó sẽ gây tác hại đối với môi trường, xã hội. Cần phải lưu ý để tránh lặp lại bài học như đối với chuột hải ly.
Quang Duẩn - B.Trần
(thực hiện)
Bình luận (0)