Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 trước khả năng không có tuyết

03/08/2015 19:40 GMT+7

(TNO) Bắc Kinh đã giành được quyền đăng cai Thế vận hội (Olympic) mùa Đông 2022 sau khi thắng đối thủ là thành phố Almaty của Kazakhstan (tỉ lệ ủng hộ 44/40). Với thắng lợi này, Bắc Kinh sẽ là thành phố đầu tiên đăng cai cả Olympic mùa Hè (2008) lẫn mùa Đông. Tuy nhiên, theo BBC, mối lo ngại lớn đối với Bắc Kinh trong việc tổ chức Olympic mùa Đông: thiếu tuyết và liệu có thành công khi tổ chức các môn thi trượt tuyết ở sa mạc?

(TNO) Bắc Kinh đã giành được quyền đăng cai Thế vận hội (Olympic) mùa Đông 2022 sau khi thắng đối thủ là thành phố Almaty của Kazakhstan (tỉ lệ ủng hộ 44/40). Với thắng lợi này, Bắc Kinh sẽ là thành phố đầu tiên đăng cai cả Olympic mùa Hè (2008) lẫn mùa Đông. Tuy nhiên, theo BBC, mối lo ngại lớn đối với Bắc Kinh trong việc tổ chức Olympic mùa Đông: thiếu tuyết và liệu có thành công khi tổ chức các môn thi trượt tuyết ở sa mạc?

IOC chọn Bắc Kinh là chủ nhà của Olympic mùa Đông 2022 - Ảnh: Reuters
Bắc Kinh không phải là thành phố nằm trên cao so với mực nước biển. Do đó, các nội dung thi môn trượt tuyết sẽ được tổ chức ở Yanqing (cách thủ đô gần 90 km) và Zhangjiakou (cách 160 km), ở rìa sa mạc Gobi. Dù vậy, những địa điểm xa như thế cũng có lượng tuyết rơi tối thiểu. Theo dữ liệu của BBC, thông thường lượng tuyết rơi trung bình mỗi năm ở Zhangjiakou đạt 8 inch, tương đương 20 cm trong khi Yanqing còn tệ hơn (chỉ khoảng 2 inch). 

Ngay cả bảng đánh giá giành quyền đăng cai của ủy ban Olympic Quốc tế cũng có dòng lưu ý: “vì thiếu hụt lượng tuyết tự nhiên nên vẻ bên ngoài của địa điểm thi đấu có thể không làm mãn nhãn”. Vì thế, không như xứ Almaty lạnh giá với khẩu hiệu “Keeping it real” (tạm dịch là đảm bảo như thực tế), Bắc Kinh sẽ phải đổ thêm hàng tấn tuyết nhân tạo, theo phương thức dùng nguyên liệu là nước được làm cực lạnh lấy từ các hồ, đập dự trữ gần nơi thi đấu, sau đó dùng loại “đại bác chuyên dùng” bắn ra tinh thể tuyết. 

Người dân Bắc Kinh ăn mừng tại sân vận động "Tổ chim" - Ảnh: Reuters

Trên thực tế, đã có tiền lệ tại Olympic mùa Đông 2014 ở Sochi, một trong những vùng ấm nhất nước Nga. Khi đó, bằng phương thức tương tự, Ban tổ chức đã tạo ra một lượng tuyết khổng lồ đủ để phủ kín 1.000 sân bóng đá. Tuy nhiên, cách làm đó cũng dẫn đến các mối lo ảnh hưởng về mặt môi trường. Đó là cứ mỗi giờ, hệ thống làm tuyết của Sochi ngốn sạch lượng nước trong một hồ bơi theo chuẩn thi đấu Olympic.

Nhằm dập tắt bớt các mối lo về tính bền vững trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Olympic mùa Đông 2022 tại Bắc Kinh, ban tổ chức cam kết sử dụng một số địa điểm thi đấu vốn là “di sản” của Olympic mùa Hè 2008. 

"Kẻ ngoài cuộc" giành chiến thắng

Ở thời điểm ban đầu của cuộc chạy đua giành quyền đăng cai Olympic mùa Đông 2022, Bắc Kinh được xem là “kẻ ngoài cuộc” vì đây là nơi không giống khí hậu miền núi điển hình và cũng vì Olympic mùa Đông 2018 cũng được tổ chức ở châu Á (tại Pyeongchang, Hàn Quốc). 

Tuy nhiên, một số thành phố châu Âu như Krakow, Oslo và Stockholm rút lui vì lí do dân chúng ít ủng hộ và chi phí tổ chức là gánh nặng khổng lồ. Do đó, cuộc chạy đua rơi vào thế song mã gồm Bắc Kinh và Almaty. Thành phố của Kazakhstan hội tụ nhiều điều kiện tốt: tuyết dày trong mùa đông, nguồn tài chính dồi dào từ các mỏ dầu và đã có kinh nghiệm đăng cai Đại hội Thể thao mùa Đông châu Á 2011. 

Song, Kazakhstan chưa từng tổ chức một sự kiện thể thao chủ chốt mang tính toàn cầu trong khi Bắc Kinh đã trải qua (Olympic 2008). Bấy nhiên cũng đủ để Bắc Kinh thắng thế trong cuộc đua, theo quan điểm của những người tham gia bỏ phiếu quyết định.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.