Tự động phát
Trong vài ngày qua, biến thể Omicron khiến toàn thế giới báo động. Nhiều quốc gia hạn chế đi lại từ khu vực nam châu Phi vì lo ngại biến thể này có thể lây truyền nhanh hơn ở những người đã tiêm vắc xin.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Omicron có nguy cơ truyền nhiễm cao.
Nếu Omicron được chứng minh là có khả năng truyền nhiễm cao hơn Delta, số ca nhiễm Covid-19 sẽ tăng mạnh, gây sức ép lên các bệnh viện.
Ông Puren cho biết giới khoa học cần xác định khả năng phá vỡ hệ miễn dịch do tiêm vắc xin hoặc đã mắc bệnh trước đó. Đồng thời, họ cũng phải tìm hiểu khả năng gây triệu chứng lâm sàng của Omicron so với các biến thể khác trong vòng 4 tuần tới.
Nhân viên sân bay quốc tế Narita đeo khẩu trang và tấm chắn để ngăn chặn lây nhiễm biến thể Omicron. |
reuters |
Theo các bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron ở Nam Phi, họ dường như chỉ có các triệu chứng nhẹ, bao gồm ho khan, sốt và đổ mồ hôi ban đêm. Tuy nhiên giới chuyên gia khẳng định hiện chưa có kết luận chắc chắn.
Ông Puren nhận định rằng vẫn còn quá sớm để khẳng định Omicron đang thay thế Delta ở Nam Phi.
Anne von Gottberg, nhà vi sinh vật học lâm sàng ở NICD, cho biết không nên khẳng định Omicron khiến số ca nhiễm Covid-19 tại Nam Phi tăng:
“Thực tế, nhiều người nhập viện có thể mắc bệnh trước khi biến thể Omicron xuất hiện. Chúng tôi cũng thấy số ca nhiễm cúm ở Nam Phi tăng trong tháng trước, tầm đó, nên chúng ta cần cẩn thận kiểm tra các bệnh hô hấp khác"
Lãnh đạo các nước ở nam châu Phi đã chỉ trích quyết định hạn chế đi lại từ khu vực này của Mỹ và nhiều quốc gia khác là bất công, gây khó khăn cho ngành du lịch và nhiều ngành khác.
Nam Phi đã ghi nhận gần 3 triệu ca Covid-19 và hơn 89.000 người thiệt mạng vì đại dịch. Đây là số liệu cao nhất ở châu Phi.
Biến thể Omicron có thể giúp kết thúc đại dịch Covid-19? |
Bình luận (0)