Ông Đặng Văn Thành mua vào 11 triệu cổ phiếu GEG

18/12/2020 09:00 GMT+7

GEC (HOSE: GEG) hiện đang triển khai các Dự án Điện gió, nỗ lực đưa vào vận hành trước tháng 11.2021 kịp thời với cơ chế giá FIT ưu đãi.

Chiến lược phát triển 5 năm: Điện gió là đầu tàu tăng trưởng dài hạn

Với danh mục điện gió tiềm năng và đang được đẩy mạnh tại các tỉnh Gia Lai - dự án Iabang 50 MW, tỉnh Tiền Giang - cụm dự án Tân Phú Đông 150 MW, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC khẳng định GEC đang đi đúng định hướng phát triển cách đây 5 năm, khi GEC đóng điện các dự án điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam và sẽ tiếp tục có các bước đi đột phá thời gian tới...
Vừa qua, GEC được vinh dự góp mặt trong Top 5 Doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất năm 2020 - Nhóm Vốn hóa vừa. Nhằm hiện thực hóa định hướng phát triển với tầm nhìn đến năm 2025, trở thành tổ chức tư nhân hàng đầu về năng lượng sạch tại Việt Nam, GEC đặc biệt chú trọng đến công tác quản trị công ty, tích cực đóng cho sự phát triển của kinh tế địa phương, xây dựng cộng đồng xã hội bền vững theo định hướng bảo vệ môi trường. Công ty hiện đang triển khai các dự án điện gió, nỗ lực đưa vào vận hành trước tháng 11.2021 kịp thời với cơ chế giá FIT ưu đãi.
Khởi đầu cho chiến lược phát triển điện gió là dự án Điện gió Ia Bang 1 chính thức khởi công vào ngày 24.11.2020. Dự án có quy mô công suất 50 MW với tổng mức đầu tư 1.800 tỉ đồng. Công ty đã ký với Vestas hợp đồng cung cấp turbine; và thỏa thuận về quản lý vận hành có giá trị trong vòng 10 năm với cam kết hệ số khả dụng theo sản lượng nhằm đảm bảo tối đa hiệu quả hoạt động của dự án. Nhà máy khi hòa lưới sẽ đóng góp cho hệ thống điện quốc gia 164 triệu kWh/năm, đồng thời giúp giảm phát thải 120.000 tấn CO2/năm. Tiếp theo đó, GEC cũng đang tập trung cho cụm dự án Điện gió Tân Phú Đông với tổng công suất 150 MW đã được UBND tỉnh Tiền Giang cấp chủ trương đầu tư vào tháng 11 vừa qua.
Tính đến nay, với những nỗ lực bảo vệ môi trường hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững, danh mục dự án Năng lượng tái tạo đang vận hành của GEC và Công ty CP Năng lượng TTC (TTC Energy) gồm 13 nhà máy thủy điện và 6 nhà máy điện mặt trời và hệ thống điện mặt trời áp mái với tổng công suất là 500 MWp. Với cụm dự án điện gió đang tập trung triển khai trong thời gian 2020 - 2021 này, cùng dự tính M&A một số dự án thủy điện, ngành năng lượng TTC tự tin đưa công suất điện tiệm cận mức 1.000 MW vào 2 năm tới.

Góc nhìn từ phía các công ty chứng khoán: Kỳ vọng tăng trưởng từ ngành năng lượng tái tạo

Tháng 12 vừa qua, Công ty CP Chứng khoán TP.HCM (HSC) cũng vừa thực hiện Báo cáo ngành năng lượng, đánh giá đây là thời điểm tuyệt vời để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng/ dịch vụ công ích của Việt Nam. Cổ phiếu GEG là một trong những cổ phiếu được HSC ưa thích với khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 19.950 đồng. HSC cho rằng GEG với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành năng lượng tái tạo với danh mục dự án đầy tham vọng, sẽ hưởng lợi trực tiếp từ câu chuyện năng lượng tái tạo, đề xuất gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT cho điện gió cũng như việc áp dụng hợp đồng DPPA cho điện mặt trời.
Bằng việc mua vào 11 triệu cổ phiếu GEC, ông Đặng Văn Thành khẳng định sát cánh và tăng tốc cùng cùng ngành năng lượng TTC thời gian tới

Bằng việc mua vào 11 triệu cổ phiếu GEC, ông Đặng Văn Thành khẳng định sát cánh và tăng tốc cùng cùng ngành năng lượng TTC thời gian tới

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã thực hiện Báo cáo lần đầu cho cổ phiếu GEG với định giá 20.800 đồng/cổ phiếu bằng phương pháp FCFF và P/E, P/B - Khuyến nghị MUA. Trong bối cảnh chính sách ưu đãi đối với năng lượng tái tạo, GEC sẽ thúc đẩy tốc độ thi công nhằm đóng điện kịp thời hạn để hưởng giá ưu đãi. Công ty sẽ tiếp tục phát huy mảng điện gió với biên lợi nhuận cao tương tự như mảng điện mặt trời. VDSC cho rằng GEC sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mới với 3 nhà máy điện gió sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm sau và lĩnh vực này sẽ trở thành động lực tăng trưởng dài hạn của GEC trong những năm tới.
Ước tính 3 dự án sẽ đóng góp hơn 314 triệu kWh hằng năm, tương đương 700 tỉ đồng doanh thu. Sản lượng điện dự kiến tăng trưởng lần lượt 23% và 28% so với cùng kỳ vào năm 2020 và 2021. Doanh thu năm 2020 sẽ tăng 16% trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 14% dẫn đến lợi nhuận gộp tăng trưởng tương đối ở mức 18%. Lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ tăng trưởng ở mức 6% nhờ vào thủy điện phục hồi và sự gia tăng công suất điện mặt trời áp mái. Dự kiến doanh thu năm 2021 của GEC sẽ đạt 1.710 tỷ đồng, tăng trưởng 27% trong khi lợi nhuận sau thuế đạt 357 tỉ đồng, tăng 34% so với dự phóng năm 2020.
Mua vào 11 triệu cổ phiếu GEC những ngày cuối năm này, ông Đặng Văn Thành khẳng định sát cánh và tăng tốc cùng cùng ngành năng lượng TTC thời gian tới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.