Từ ngày 8.11, những nhà giao dịch tự do trên toàn thế giới ở trong thế thiếu chắc chắn. Cuối cùng, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump muốn loại bỏ các thỏa thuận thương mại khu vực, xây dựng bức tường ở biên giới với Mexico và trục xuất nhiều người nhập cư không giấy tờ. Cựu Ngoại trưởng Mexico Jorge Castaneda nhận định: “Việc ông Trump đắc cử là thảm họa không thuyên giảm cho khu vực”.
Song Mỹ La tinh có một lối thoát: Trung Quốc. Khi các học giả và chuyên gia kinh tế đang xem xét tình hình ở Washington, họ cho rằng trục của khu vực này hướng về châu Á ngày càng chính xác. “Lúc Mỹ lùi một bước khỏi Mỹ La tinh, Trung Quốc tiếp tục đi về phía trước. Đây là cơ hội và có thể thực sự hỗ trợ khả năng thương lượng của khu vực”, Giáo sư Đại học Boston Kevin Gallagher, người theo dõi lợi ích của Trung Quốc ở châu Mỹ cho hay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây hạ cánh ở Ecuador để bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Peru và Chile. Trọng tâm chuyến công du của ông là hoạt động gặp gỡ lãnh đạo của 21 quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Các nước này cấu thành một nửa thương mại toàn cầu và 1/3 dân số thế giới. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng có mặt tại đây với sự thật không mấy tích cực: đề xuất về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của ông đã “chết” vì chiến thắng của ông Trump. Sự chú ý đổ dồn về phái đoàn Trung Quốc. Hiện Úc đã đón đầu xu hướng khi ủng hộ thỏa thuận thương mại “made in China” với 16 nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà không bao gồm Mỹ.
Trung Quốc thực tế đặt ra tầm nhìn về “đối tác hợp tác” ở Tây Bán Cầu trong tài liệu viết về Mỹ La tinh và vùng Caribbean năm 2008. Từ lúc đó, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhì khu vực, chiếm 13,7% thương mại Mỹ La tinh hồi năm ngoái, theo số liệu từ Ngân hàng Phát triển liên Mỹ. Chỉ bốn nước là Brazil, Chile, Colombia và Peru đã chiếm hơn 1/2 trong số 263 tỉ USD thương mại hai chiều năm 2014.
tin liên quan
Trung Quốc sẽ thắng trong cuộc chiến thương mại với MỹChiến thắng của ông Donald Trump dường như là thiệt hại cho Trung Quốc. Song liệu thực tế có phải thế? Bài viết của nhà báo hãng tin Bloomberg Michael Schuman sống ở Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ gợi ý câu trả lời giúp bạn.
Peru và Chile có thỏa thuận song phương với Trung Quốc. Colombia và Uruguay thì cân nhắc thỏa thuận tương tự. Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski vừa thực hiện chuyến thăm chính thức Đại lục đầu tiên của ông. Giờ đây, những nhà quan sát Trung Quốc cho rằng tài liệu chính sách thứ nhì sẽ được công bố trong vài ngày tới. Chuyên gia về Trung Quốc Margaret Myers tại nhóm nghiên cứu Đối thoại liên Mỹ cho hay: “Chính sách lần này được cho là sẽ lớn hơn, nhắm vào việc kết hợp Nam Mỹ vào chiến lược toàn cầu của Trung Quốc”.
Hầu hết thương mại hai chiều với Mỹ La tinh là cốt lõi cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Dù nâng doanh thu xuất khẩu, nó tạo ra ít việc làm mới cho Mỹ La tinh. Song điều này có thể đang thay đổi. Đại lục đã đầu tư hoặc cam kết đổ 125 tỉ USD vào Mỹ La tinh trong thập niên trước, mức cao nhất kể từ năm 2010. Dù hầu hết số tiền chảy vào lĩnh vực năng lượng và kim loại, “người Trung Quốc đã cam kết hợp tác để đa dạng hóa đầu tư của họ và xây dựng nhiều khu công nghiệp ở Mỹ La tinh”, ông Gallagher nói.
Hiện còn nhiều trở ngại chia cắt phương Đông và phương Tây. Doanh nghiệp Trung Quốc có thể bị đe dọa bởi “rừng” quy định tại thị trường Mỹ La tinh, ngay cả khi chủ nhà đang rất thận trọng với dấu chân lớn và các hàng rào thương mại đến cùng với nhiều nhà phát triển Đại lục. Tuy vậy, người Trung Quốc dường như học được vài bài học từ châu Phi, nơi họ thường được xem như kẻ thù của môi trường.
Hiện tại, triển vọng từ châu Mỹ đến cùng sự lạc quan thận trọng. Cựu Đại sứ Brazil ở Trung Quốc Luiz Augusto de Castro Neves chia sẻ: “Với châu Âu đang ngày càng đóng cửa và sự kiện lớn ở Mỹ, Trung Quốc đang thể hiện tốt. Bây giờ họ trông giống như một người chơi toàn cầu, trong khi những người còn lại thì giống như phe bảo hộ hay kẻ gây hấn”.
tin liên quan
Trung Quốc sẵn sàng trỗi dậy nếu ông Donald Trump loại bỏ TPPNếu Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump quay lưng với các nền kinh tế châu Á, Trung Quốc sẵn sàng và sẵn lòng bước vào khoảng trống.
Bình luận (0)