Ông Putin muốn các nước 'không thân thiện' trả tiền khí đốt bằng đồng rúp

24/03/2022 08:00 GMT+7

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ra lệnh cho chính phủ chỉ thị tập đoàn khí đốt Gazprom chuyển hình thức thanh toán các hợp đồng hiện tại sang tiền rúp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 23.3 thông báo tại cuộc họp nội các rằng Nga sẽ từ chối nhận thanh toán tiền khí đốt bằng tiền tệ của các nước “không thân thiện” và sẽ chỉ nhận tiền rúp, theo TASS.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp nội các ngày 23.3

Reuters

Các nước nằm trong danh sách “không thân thiện” gồm Mỹ, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu (EU). Hành động này đồng nghĩa các nước sẽ không thể dùng đồng USD, euro hay yen để thanh toán các hợp đồng khí đốt mua của Nga.

Động thái của Moscow được cho là nhằm ngăn đồng rúp mất giá. Ông Putin nhấn mạnh sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho nước ngoài theo đúng khối lượng và mức giá trong hợp đồng.

Hiện chưa rõ thời điểm quyết định chính thức có hiệu lực nhưng ông Putin nói sẽ thi hành trong khoản thời gian ngắn nhất.

Tổng thống Putin nói các nước "không thân thiện" phải mua khí đốt Nga bằng đồng rúp

Tại cuộc họp, nhà lãnh đạo chỉ trích phương Tây và các đồng minh vì đóng băng nguồn dự trữ ngoại tệ của Nga. Ông nói không hợp lý khi cung cấp hàng hóa Nga cho EU và Mỹ trong khi nhận thanh toán bằng USD, euro hay các đồng tiền khác.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cùng ngày thông báo chính phủ sẽ thảo luận cùng các đối tác châu Âu về quyết định mới nhất của Nga. Ông Habeck chỉ trích rằng hành động mới nhất cho thấy Nga không phải là đối tác ổn định, theo AP.

Trong khi đó, tập đoàn năng lượng OMV của Áo tuyên bố sẽ tiếp tục thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng euro.

Bất chấp các lệnh cấm vận của phương Tây sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine, Moscow vẫn cung cấp khí đốt cho châu ÂU. EU hiện phụ thuộc 40% nguồn khí đốt từ Nga và chưa áp đặt lệnh cấm vận lên ngành năng lượng của nước này.

Người dân Nga thắt lưng buộc bụng trước các lệnh cấm vận

Xem thêm những diễn biến liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.