Cùng với Việt Nam, có 3 quốc gia khác bị điều tra trong vụ kiện khởi xướng từ tháng 11.2015 này là Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Pakistan (riêng Pakistan còn bị điều tra đồng thời chống trợ cấp).
Trong đó, DOC kết luận biên độ phá giá của các doanh nghiệp không tham gia trả lời câu hỏi của Việt Nam ở mức thuế suất 113,18% là cao nhất (chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia trả lời câu hỏi thì được áp thuế ở mức tối thiểu từ 0 - 0,38%). Đứng thứ hai là Pakistan bị đề nghị mức thuế 11,8%; Oman chịu mức thuế 7,86% và UAE chịu thuế từ 6,1 - 7,86%.
Căn cứ theo quyết định này, DOC sẽ thông báo để cơ quan Hải quan Mỹ thu tiền đặt cọc khi nhập khẩu sản phẩm từ những nước bị điều tra.
Theo quy định, nếu DOC ban hành kết luận cuối cùng khẳng định tồn tại hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) cũng ban hành kết luận cuối cùng xác định hành vi bán phá giá đó gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa thì DOC sẽ ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá.
Ngược lại, nếu một trong hai cơ quan nói trên ra kết luận không có phá giá hoặc không tồn tại thiệt hại thì DOC sẽ ban hành biện pháp chống bán phá giá. ITC dự kiến sẽ ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại trong tháng 11.2016.
tin liên quan
Mỹ kiện chống bán phá giá thép cuộn Việt NamBộ Công thương ngày 4.11 thông báo các doanh nghiệp (DN) ngành ống thép cuộn carbon (CWP) nội địa của Mỹ vừa nộp đơn kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn carbon từ 5 quốc gia gồm Oman, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Pakistan, Philippines và VN (riêng đối với Pakistan bị điều tra đồng thời chống trợ cấp).
Bình luận (0)