Ông tổ của mực và bạch tuộc

10/06/2012 03:10 GMT+7

Các nhà khoa học đã nghiên cứu một hóa thạch trước đây chưa từng được biết đến, xác định đó là sinh vật có gai nhọn và được coi là tổ tiên của loài mực và bạch tuộc hiện đại.

Nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Áo đã sử dụng công nghệ 3D chụp cắt lớp hóa thạch có tên Dissimilites intermedius để xem xét theo từng thời điểm và dựng một đoạn video ảo về cách mà loài sinh vật này sống và di chuyển.

 Ông tổ của mực và bạch tuộc - nd
Ảnh: Daily Mail

Hóa thạch được coi là thuộc vào nhóm amnonite (con cúc) được phát hiện trong phần trầm tích dưới đáy đại dương trong thời kỳ kỷ phấn trắng có niên đại cách đây 128 triệu năm. Nhưng do biến đổi địa chất nên về sau những trầm tích này lại trồi lên trên đỉnh núi Dolomite trong dãy Alps.

Các nhà khoa học cho biết nhờ việc chụp cắt lớp giúp xem xét hóa thạch khá kỹ, từ đó phát hiện rằng thân của loài ammonite này phủ đầy gai dài 3-4 mm, phần thân thể dài 13 cm. Theo báo Daily Mail, nhóm nghiên cứu đã làm việc trên đỉnh Dolomite trong vòng ba năm qua và phát hiện hóa thạch này vào năm ngoái.

Tạ Xuân Quan

>> Phát hiện tổ tiên loài xúc tu
>> Heo tiên tri
>> Hàn Quốc điều tra kỳ án "bạch tuộc sống
>> Tàu cướp biển" chạy trên bờ
>> Robot bạch tuộc
>> Bạch tuộc "dự đoán" Tây Ban Nha vô địch
>> Hóa thạch bạch tuộc quý hiếm
>> Bạch tuộc có nhiều "tay" hơn "chân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.