[VIDEO] Ông trùm Nguyễn Văn Dương khai về “liên minh” với Nguyễn Thanh Hóa
|
Sáng 19.11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã tiến hành thẩm vấn bị cáo Nguyễn Văn Dương, cựu Chủ tịch HĐTV Công ty đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC), người được xác định là "ông trùm" của đường dây đánh bạc Rikvip/Tip.Club.
Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Văn Dương thừa nhận CNC là doanh nghiệp bình phong của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an và bản thân bị cáo là người điều hành. Việc thành lập CNC trên cơ sở trao đổi với bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, cựu thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công an. Mục đích hoạt động của CNC là làm kinh tế để phục vụ cho hoạt động của C50 và quá trình hoạt động dưới sự giám sát của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa.
“C50 và Nguyễn Thanh Hóa đã giúp đỡ công ty của bị cáo như thế nào?”, HĐXX hỏi. Bị cáo Dương trả lời nhưng không đi vào trọng tâm: “Nhận thức của tôi chỉ là các anh muốn có các hoạt động kinh doanh trên mạng internet để tham gia vào các cộng đồng người sử dụng mạng nắm bắt tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tôi nhận thấy đó là việc làm cần thiết".
[VIDEO] Mẹ của Phan Sào Nam xin tòa khoan hồng cho con: "Xin tòa thấu hiểu cho tấm lòng người mẹ của tôi"
|
Tại phiên thẩm vấn, đại điện Viện KSND tỉnh Phú Thọ cũng đã đưa ra một văn bản báo cáo với Nguyễn Thanh Hóa, trong đó có nội dung thể hiện CNC có mục tiêu xây dựng một cổng thanh toán lớn nhất trong cộng động game online, đặc biệt là game bất hợp pháp. “Với nội dung trong công văn này thể hiện công ty của bị cáo dựa vào thế lực của C50 để thâu tóm toàn bộ game hợp pháp”, vị đại diện công tố nói.
“Tôi cho rằng đại diện viện KSND nói hơi quá, bởi càng nắm được thông tin người sử dụng thì càng phục vụ tốt cho hoạt động nghiệp vụ của lực lượng công an”, bị cáo Dương đáp.
Trả lời luật sư, bị cáo Dương cũng thừa nhận, thời điểm thành lập CNC, C50 từng có ý định tuyển dụng bị cáo vào ngành công an, do lãnh đạo Bộ Công an thời điểm đó có chủ trương tuyển người.
Dù cho rằng “bị cáo tôn trọng cáo trạng của Viện Kiểm sát”, nhưng bị cáo Dương đề nghị HĐXX xem xét kỹ hơn về tính chất, mức độ, trong đó có việc bị cáo bị buộc vào hành vi rửa tiền qua việc thực hiện đầu tư vào nhiều doanh nghiệp, hay thực hiện nâng vốn đối với Công ty UDIC, đã “khiến bị cáo rất ngạc nhiên”.
“Bị cáo giải thích rõ về việc sử dụng các khoản tiền thu được, bởi khoản nộp khắc phục của bị cáo là rất ít, trong khi khoản hưởng lợi của bị cáo rất lớn”, HĐXX truy.
“Bị cáo không nhớ hết được bởi doanh nghiệp của bị cáo có nhiều hoạt động liên quan nghiệp vụ. Chúng tôi cũng đầu tư rất nhiều cho hoạt động kinh doanh, chi phí cho cán bộ lớn”, bị cáo Dương trả lời. Dù vậy, sau đó bị cáo này cũng thừa nhận đã sử dụng khoảng 20 tỉ đồng trong khoản hưởng lời từ Ripvip để đầu tư ra bên ngoài.
Tại tòa sáng nay, bị cáo Dương cũng thừa nhận game bài Rikvip/Tip.Club chưa được phê duyệt kịch bản, cấp phép hoạt động nhưng vẫn cùng với bị cáo Phan Sào Nam cho vận hành. “Đầu năm 2016, bị cáo có thúc đẩy việc cấp phép cho game bài Rikvip, như liên hệ Bộ Thông tin - Truyền thông, được hướng dẫn thủ tục xin cấp phép, nhưng sau chưa được cấp phép cho game này, bị cáo Dương khai.
Theo cáo trạng, trong quá trình vận hành đường dây Rikvip/Tip.Club, Nguyễn Văn Dương được hưởng lợi bất chính khoản tiền 1.655 tỉ đồng. Ngoài các khoản tiền đã khắc phục, Nguyễn Văn Dương đề nghị HĐXX tạo điều kiện để bị cáo thu hồi thêm nhiều khoản nợ do chuyển nhượng cổ phần các doanh nghiệp của bị cáo, để tiếp tục khắc phục hậu quả.
|
Bình luận (0)