Làm sao để “Tăng đề kháng, vượt mệt mỏi”

07/03/2011 08:00 GMT+7

(TNO) Nhằm đem lại cho bạn đọc kiến thức và cách phòng tránh các bệnh cảm cúm, sốt, ho, mệt mỏi, Thanh Niên Online đã tổ chức buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề “Tăng đề kháng, vượt mệt mỏi” vào lúc 14 giờ ngày 7.3.

Khách mời của chương trình gồm: Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM và Bác sĩ Lê Văn Phúc, Giám đốc Y khoa của Công ty TNHH United Pharma Việt Nam.

Tại buổi tư vấn, các bác sĩ đã giải đáp nhiều thắc mắc của bạn đọc về nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp như cúm, sốt, ho và cách thức tăng sức đề kháng qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, đặc biệt là bổ sung Vitamin C để phòng bệnh.

Chương trình do Thanh Niên Online phối hợp cùng Công ty TNHH United Pharma Việt Nam với các nhãn hàng “Enervon - tăng đề kháng, vượt mệt mỏi” và “Ceelin giúp bé duy trì đề kháng mỗi ngày” tổ chức.

 
Đại diện Báo Thanh Niên (trái) tặng hoa cho các khách mời - Ảnh: Thanh Hải

* Bé nhà em sức đề kháng yếu, em muốn bổ sung ceelin cho bé để tăng cường sức đề kháng, nhưng uống như thế nào thì vừa ạ! uống nhiều có bị sao không? Bé nhà em 2 tuổi thì uống bao nhiêu ml một lần? Đợt trước em cho uống 2 lọ rồi, không biết như thế có nhiều quá không? Nếu tiếp tục uống thì có được không? (Vũ Thị Kim Oanh, Bình Dương)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc, Giám đốc Y khoa của Công ty TNHH United Pharma Việt Nam: Nếu bé có sức đề kháng yếu thì bạn nên cho bé bổ sung ceelin chứa vitamin C và liều lượng cho bé 2 tuổi là khoảng 1 muỗng cafe (5ml) loại sirô/ngày. Bạn có thể thường xuyên cho bé uống ceelin hàng ngày với liều lượng được khuyến cáo để giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.

* Toi lam viec van phong, thuong xuyen ngoi may lanh, ma trong moi truong nay de bi lay cac benh truyen nhiem thong thuong. Lam cach nao de phong tranh? Can tang cuong an uong gi de co suc de khang khoe manh. (Ti)

- Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM: Cảm cúm là từ ngữ để gọi các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nói chung và thông thường do virus gây ra. Cúm là bệnh do virus inflluenza gây ra và có thuốc chủng ngừa (vắc-xin). Hiện nay ở Việt Nam có vắc-xin chống cúm mùa do 3 loại virus cúm là: H1N1, H3N2, B. Thành phần của các vắc-xin cúm thay đổi mỗi năm do tổ chức y tế thế giới dựa trên kết quả khảo sát hàng năm công bố. Các virus gây nhiễm trùng hô hấp khác thì không có vắc-xin.

Các bạn nên tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, tránh bị phơi nhiễm với nhiệt độ quá lạnh, ăn uống đầy đủ... là những biện pháp tổng quát để tránh các nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt trong mùa lạnh.

* Tôi có đứa con trai 4 tuổi. Cháu thường hay sổ mũi và bị cảm. BS cho hỏi là có thể cho bé dùng Enveron để giúp cháu tăng sức đề kháng được không ạ? Nếu được thì liều dùng như thế nào là hợp lý. (Như Ái)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Đối với bé thường hay bị cảm và sổ mũi, thì bạn nên bổ sung các loại vitamin tăng cường sức đề kháng cho bé như là: sirô Ceelin (vitamin C). Enveron nên sử dụng cho trẻ lớn và người lớn nhằm bổ sung vitamin C và B complex giúp tăng cường sức đề kháng và chống mệt mỏi.

 
 Bác sĩ Lê Văn Phúc (phải) đang tư vấn trực tuyến cho bạn đọc - Ảnh: Thanh Hải

* Xin bác sĩ cho biết mùa cúm ở Việt Nam thường bắt đầu từ tháng nào? Người dân nên đi tiêm phòng từ khi nào để cơ thể sinh kháng thể phòng chống cúm hiệu quả nhất?

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Việt Nam là quốc gia thuộc Bắc Bán cầu, nhưng mùa cúm theo các khảo sát gần đây là giống Nam Bán cầu. Cụ thể, mùa cúm ở VN thường có 2 đỉnh (đợt cao điểm): vào các tháng cuối năm (11, 12, tháng Giêng) và tháng 7, 8. Nếu tiêm phòng thì phải tiêm trước các đỉnh nói trên khoảng 1 tháng.

* Được biết, trước mỗi mùa cúm, Tổ chức Y tế thế giới thường khuyến cáo tiêm phòng 1 loại cúm mùa nhất định. Vậy năm 2011, cần tiêm phòng loại cúm mùa nào? Những đối tượng nào cần đặc biệt khuyến cáo đi tiêm phòng cúm? Tại sao? Việc tiêm phòng cúm có giúp phòng tránh được việc lây nhiễm cúm hoàn toàn hay không? Hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm kéo dài trong 1 năm hay dài hơn? (Trí Quang)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Đúng. Trước mỗi mùa cúm, cụ thể vào khoảng tháng 4 hàng năm, Tổ chức Y tế thế giới công bố thành phần cần có tronhg vắc-xin phòng chống cúm cho năm đó. Năm 2011, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới vắc-xin cúm phải gồm 3 loại: A/H1N1 (2009), H3N2 và B. Xin được nói rõ H1N1 (2009) là virus đã gây đại dịch vừa qua.

Đối với cúm mùa, ở các nước khác hầu như tất cả các đối tượng đều được khuyến cáo tiêm phòng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi, phụ nữ có thai.... là những đối tượng thườhg hay bị biến chứng nặng khi bị cúm. Ở VN, mức độ tiêm phòng cúm mùa chưa cao. Hiệu lực bảo vệ của vắc-xin kéo dài trong 1 năm vì như đã nói ở trên các kháng nguyên của virus cúm thay đổi hàng năm nên vắc-xin của năm trước không có tác dụng đối với những virus cúm của năm sau.

* Tôi nghe nói uống Vitamin C dạng viên sủi nhiều sẽ bị đau thận về sau, vậy dạng viên nén như Enervon có tác dụng phụ sau này không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp! (Kiều Như, TP.HCM)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Các chế phẩm chứa vitamin C không gây ra bệnh thận khi dùng theo đúng liều lượng, nhưng những người có bệnh thận (sỏi thận) thì nên thận trọng khi dùng vitamin C, kể cả dạng viên sủi hay dạng viên nén. Tuy nhiên, đối với dạng viên sủi do có một lượng muối ăn được tạo ra sau phản ứng sủi bọt, nên không nên sử dụng cho những người có chế độ ăn hạn chế muối (cao huyết áp, bệnh thận).

* Sức đề kháng là gì, và làm sao để tăng cường sức đề kháng? (Trần Mỹ, Hà Nội)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Sức đề kháng trong y học là từ ngữ dùng để chỉ hệ thống phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập. Tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng... cũng có thể là các tác nhân về vật lý và hóa học như các tia tử ngoại, sóng điện tử, các hóa chất... Hệ thống này rất phức tạp bao gồm nhiều tế bào, các chất được tế bào tiết ra hoặc các chất protein lưu hành trong máu. Các phản ứng của cơ thể có thể là cấp tính, không đặc hiệu hoặc đặc hiệu nhưng cần có thời gian gọi là thời gian đáp ứng miễn dịch.

Để duy trì các hoạt động của hệ thống miễn dịch dùng để đề kháng sự xâm nhập của các tác nhân này, cơ thể cần duy trì sự biến dưỡng bình thường. Như vậy, chúng ta cần phải có đầy đủ các dưỡng chất chủ yếu là qua các thực phẩm. Cần bổ sung thêm Vitamin C.

* Công việc của tôi là tiêp thị nên hay đi công tác ngoài, tôi hay bị nhức đầu và sổ mũi. Tôi thường xuyên uống nước cam nhưng vẫn bị cảm. Cho tôi hỏi mỗi ngày tôi uống 1 viên Enervon có ổn hơn không bác sĩ. Tôi hay bị căng thẳng và mất ngủ thường xuyên, cho tôi hỏi uống Enervon 1 viên mỗi ngày có giúp ăn ngon và ngủ được không bác sĩ? (Nhiều bạn đọc)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Nếu bạn có cuộc sống căng thẳng, thường hay nhhức đầu, sổ mũi, cảm bạn nên bổ sung mỗi ngày 1 viên Enervon giúp bổ sung vitamin B và C, làm tăng cường sức đề kháng, giúp bạn vượt qua được những mệt mỏi hàng ngày.

* Mình hiện đang có thai được 3 tháng. Mình bị cảm, sổ mũi, viêm họng 3 lần, mỗi tháng một lần. Lo quá không biết có ảnh hưởng gì đến em bé không vì có người nói rằng bị cảm cúm 3 tháng đầu là không tốt, có người lại nói cảm thì không sao, cúm mới sợ. Mình hoang mang không phân biệt được triệu chứng cảm và cúm khác nhau ra sao, hay cảm cúm là một. (Hạnh, TP.HCM)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Nói chung khi đang có thai, bị nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm các loại virus thì có thể có ảnh hưởng đến thai kỳ. Ngoài ra, đối với nhiễm virus cúm influenza ở người đang mang thai, thì thường gây biến chứng nhiều hơn. Cảm cúm là từ ngữ nói chung cho những nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng lâm sàng tương đối rất giống nhau với các biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi... Chỉ có xét nghiệm mới giúp xác định được tác nhân gây bệnh.

 
Bác sĩ Trần Tịnh Hiền (trái) đang trả lời trực tuyến - Ảnh: Thanh Hải

* Mình từ khi sinh bé xong là hay ốm vặt (hắt hơi, sổ mũi, viêm họng). Sức đề kháng giảm sút đi rõ thấy. Xin chương trình tư vấn giúp uống gì để tăng sức đề kháng và làm sao để tránh lây nhiễm bệnh cho người thân trong gia đình. Xin cám ơn! (Thảo Trang, TP.HCM)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Thông thường, thai kỳ thường làm giảm sức đề kháng nói chung nên sản phụ hay bị nhiễm trùng bất kể do virus hay vi trùng. Các sản phụ được khuyến cáo ăn uống đầy đủ các chất, đặc biệt là protein để tăng cường khả năng miễn dịch.

* Thưa bác sĩ! Em mang bầu được 6 tháng, em bị cảm cúm với triệu chứng nhức đầu, sổ mũi, hắt xì hơi liên tục mà em không dám dùng thuốc sợ ảnh hưởng em bé trong bụng. Em chỉ uống nước cam và bổ sung nước uống. Em bị 3 ngày rồi. Bác sĩ cho em hỏi làm thế nào để tăng sức đề kháng trong thời tiết thay đổi và khi em bị cảm như vậy có ảnh hướng đến thai trong bụng không? (Một bạn đọc)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Sự cẩn thận của bạn như thế là đúng vì trong thai kỳ khi sử dụng bất cứ dược phẩm nào cũng cần có ý kiến của bác sĩ. Không nên tự sử dụng, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Ăn uống đầy đủ là biện pháp tổng quát để bảo đảm sức khỏe, giữ sức đề kháng trong điều kiện thời tiết thay đổi. Cố gắng tránh đừng để bị lạnh quá.

* Xin bác sĩ cho biết uống Ceelin trong những trường hợp nào? Enervon có sử dụng cho trẻ em dưới 3 tuổi hay không? (Lê Thị Hằng Nga, Tây Ninh)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Ceelin đề phòng và điều trị thiếu vitamin C ở trẻ em, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa những bệnh thông thường như: ho, cảm, viêm đường hô hấp.

Enevon được sử dụng được cho trẻ lớn và người lớn, do có dạng viên nén nên không thích hợp để dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.

* Công việc mệt mỏi vì đi lại nhiều, em lại lười ăn nên em mua ENERVON-C để uống nhiều lần trong ngày. Nhưng em nghe nói thừa Vitamin C cũng không tốt, mà thành phần chủ yếu của thuốc này là Vitamin C. Uống thuốc này hàng ngày và liên tục có tác hại gì không ạ? (Trịnh Thị Dung, TP.HCM)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Đối với Enervon bạn nên dùng 1 ngày 1 viên là đủ, bạn có thể dùng hàng ngày.

* Thuốc Enervon uống nhiều có tác dụng phụ gì không, thành phần của thuốc... Tôi nghe nói nhiều nhưng chưa dám mua sử dụng, nhất là sử dụng lâu dài. Các bác sĩ có thể tư vấn thêm giúp tôi. (Hồng Phấn)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Enervon có chứa 500mg vitamin C và các loại vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, với liều dùng 1 viên Enervon/ngày thì thường không gây ra tác dụng phụ, và bạn có thể dùng hàng ngày.

* Xin bác sĩ cho biết làm cách nào để phòng tránh khỏi bệnh ho, thức ăn nào phòng được bệnh ho? (Nguyễn Thanh Thành, Bình Dương)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Ho là một triệu chứng do nhiều bệnh nhiễm trùng của đường hô hấp gây nên. Có những bệnh nhẹ như nhiễm siêu vi đường hô hấp, bệnh có thể tự khỏi nhưng cũng có những bệnh nặng như viêm phổi do vi khuẩn, bệnh lao... cần được chẩn đoán và điều trị chính xác.

* Toi bi viem hong man tinh, uong thuoc thi het nhung khong uong thi bi lai, mac du khong bao gio uong nuoc da, chi uong bia nong, xin hoi bac si co cach nao tri dut can benh viem hong cua toi khong? (Mot ban doc)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Bệnh viêm họng mãn tính là một bệnh rất khó điều trị. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau về cơ địa, môi trường sống, tác nhân gây bệnh... vì thế tôi khuyên bạn nên đi khám chuyên khoa Tai - mũi - họng để điều trị tiệt căn.

* Hiện giờ em thấy thông tin trên báo chí có rất nhiều bệnh cúm nguy hiểm như H1N1, H5N1... Vậy làm sao phân biệt cảm cúm thông thường với các loại cúm này? (Nguyễn Minh Vy)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Để xác định tác nhân gây bệnh cúm cần phải có xét nghiệm đặc hiệu PCR. Còn trên lâm sàng các triệu chứng do các virus trên gây ra cũng gần giống như cảm cúm, sốt ho, sổ mũi. Riêng với virus H5N1, triệu chứng viêm phổi xuất hiện sớm và diễn tiến nhanh, nhất là những bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hoặc người đã bị nhiễm H5N1. Nếu trong vùng chúng ta sống có dịch trên gia cầm như gà, vịt chết... cần phải chú ý tránh tiếp xúc với gia cầm bệnh, không ăn thịt gia cầm chết vì bệnh...

 
Bác sĩ Trần Tịnh Hiền (trái) tâm đắc trước một câu hỏi của bạn đọc - Ảnh: Thanh Hải

* Em bị cảm cúm đã hơn 2 tháng nay, sổ mũi, ho có đàm, uống thuốc mà không khỏi. Em nghe người ta khuyên đi tiêm thuốc thì đỡ ho nhưng sau một tuần ho nhiều hơn trước. Mong bác sĩ Hiền tư vấn. (Nguyễn Hoài Nam, Bình Thuận)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Bệnh cảm cúm hoặc tự khỏi hoặc trở nặng trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu bạn kéo dài hơn 2 tháng thì có lẽ không phải là cảm cúm mà là một bệnh nhiễm trùng của đường hô hấp... Bạn cần đi bệnh viện khám bác sĩ, xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi, xét nghiệm đàm... để có chẩn đoán chính xác chứ việc chỉ tiêm thuốc là chưa đủ.

* Thưa Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Tịnh Hiền gần đây em thấy mình hay mệt mỏi đã ra tiệm thuốc tây mua thuốc cảm uống rồi nhưng vẫn không thấy hết, lúc nào trong người cũng thấy ể oải hết, xin bác sĩ cho biết em bị bệnh gì ạ? (Như Trung)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Mệt mỏi không phải là triệu chứng đặc hiệu của bất cứ bệnh nào. Trong bệnh nhiễm trùng có thể là triệu chứng của những bệnh siêu vi thông thường như cảm cúm, sốt xuất huyết Dengue... nhưng mệt mỏi cũng có thể là triệu chứng của những bệnh nhiễm trùng nặng như lao phổi, nhiễm HIV... Vì vậy, nếu em cảm thấy mệt mỏi kéo dài không nên tự mua thuốc uống mà cần đến khám bác sĩ hay bệnh viện để thực hiện xét nghiệm máu, chụp X-quang phổi... để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và hướng điều trị.

* Ngoài việc bổ sung qua chế độ ăn uống thì có thuốc nào để tăng cường sức đề kháng không? Môi trường làm việc của tôi thường căng thẳng, nhiều khi rất mệt mỏi, xin hãy cho tôi lời khuyên. (Trần Mai Nguyên, Hải Phòng)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Ăn uống đầy đủ là sự bổ sung tốt nhất các chất cần thiết cho hệ thống đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại sinh tố, vitamin C, vitamin B complex. Tránh căng thẳng là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn.

* Con út tôi mới 15 tháng. Mỗi khi trong nhà có người bị cảm, tôi muốn bổ sung vitamin C cho cháu đề tăng cường đề kháng, phòng lây cảm. Xin hỏi bé còn nhỏ như vậy có thể bổ sung vitamin C được không? Liều lượng thế nào? (Một bạn đọc)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Bạn có thể sử dụng các chế phẩm bổ sung vitamin C cho bé để giúp cháu tăng cường sức đề kháng, về mặt liều lượng bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất cụ thể trong trường hợp bạn sử dụng sản phẩn Ceelin giọt (vitamin C dạng giọt). Bạn có thể dùng cho bé mỗi ngày 20 giọt.

* Tôi năm nay 37 tuổi, tôi uống Vitamin C hàng ngày bác sĩ cho tôi biết nên dùng như thế nào là tốt nhất. (Liễu, Hậu Giang)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Với liều bổ sung vitamin C hàng ngày, bạn nên tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nói chung, bạn nên bổ sung dưới 1gram vitamin C/ngày và nên dùng vào buổi sáng vì nếu dùng vào buổi tối thì vitamin C khiến bạn tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ.

 
Bác sĩ Lê Văn Phúc đang tư vấn cho bạn đọc - Ảnh Thanh Hải

* Vợ tôi mang thai, khi bị cảm cúm có nên uống thuốc cảm không? Nếu không tại sao? Xin BS hãy cho biết? (K.Tuấn)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Khi mang thai nên cẩn thận khi sử dụng thuốc vì tất cả các loại thuốc đều có tác dụng trên thai nhi. Những loại thuốc cảm thông thường đều chứa các chất hạ sốt hoặc chống sổ mũi vì vậy cần có ý kiến của bác sĩ để lựa chọn những loại thuốc ít gây tác dụng phụ nhất.

* Các con tôi rất hay bị cảm, thông thường 1 tháng hay 1,5 tháng là có bé cảm, sau đó lây cho các bé khác. Các bé 1, 4 và 8 tuổi. Xin hỏi có thể phòng ngừa cảm bằng cách nào? Tôi đã cho các cháu tiêm vaccine cúm.

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Các bé 1, 4 và 8 tuổi rất nhạy cảm với các virus viêm đường hô hấp trên, đặc biệt khi trời trở lạnh. Vì vậy, mặc dù bạn đã cho các cháu tiêm vắc-xin cúm (chỉ phòng ngừa được 3 loại virus thường gây bệnh cúm: H1N1, H3N2 và B) nhưng không phòng được những loại virus khác. Do đó, cần bảo vệ các cháu tránh khỏi tình trạng bị nhiễm lạnh.

* Em rất hay bị cúm, cụ thể là hắt hơi liên tục, sổ mũi, cảm thấy ngứa mũi và khó chịu từ bụng lên, không thể tỉnh táo làm việc gì được, em đã uống và điều trị với nhiều loại thuốc nhưng không ăn thua. Vậy phải làm sao?

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Theo triệu chứng mà bạn mô tả, rất có thể bạn bị viêm mũi dị ứng vì hay ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi. Vì vậy, cần xác định các yếu tố kích thích hơn là điều trị với nhiều loại thuốc. Việc uống thuốc chỉ giúp giảm triệu chứng mà không chữa được dứt điểm.

* Tôi có 2 bé gái sinh đôi, được gần 10 tháng tuổi. Gần một tuần nay cả 2 cháu đều có hiện tượng sốt, ho vào giữa đêm và gần sáng. Khoảng 9 giờ sáng đến tối các cháu lại bình thường. Tôi đã cho các cháu uống thuốc hạ sốt và thuốc ho nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi cháu bị bệnh gì?

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Bạn chỉ cho các cháu uống thuốc hạ nhiệt, thuốc ho là những thuốc điều trị triệu chứng. Nếu 2 cháu bị nhiễm siêu vi thì bệnh có thể tự hết sau 1 tuần hay 10 ngày nhưng nếu do nhiễm vi khuẩn thì cần điều trị đặc hiệu. Do vậy, bạn nên đưa cháu đến khám ở bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị.

* Thời tiết thay đổi bất thường, lúc nắng lúc mưa, trong khi đó nhiệt độ trong ngày chênh nhau nhiều đã khiến nhiều người mắc bệnh cảm cúm, sốt, ho, mệt mỏi? Xin BS hãy cho biết có cách nào phòng tránh được không? (Hồng Hà, TP.HCM)

- Bác sĩ Lê Văn Phúc: Trong những mùa có những thay đổi thời tiết thất thường, chúng ta dễ bị cảm cúm, mệt mỏi. Do đó, chúng ta nên có những biện pháp phòng tránh thích hợp như: giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay, không dùng chung những vật dụng cá nhân... Đặc biệt trong những mùa dịch, nên tránh đi đến những nơi đông người, cần che tay khi hắt hơi, ho. Nên có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm chứa vitamin C như Enervon, giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng.

* Gần cả tháng nay người cứ hay mệt mỏi và lúc nào cơ thể cũng nóng sốt, có thể cho em biết nguyên nhân được không? Em xin cám ơn!

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Nếu sốt kéo dài trên 1 tháng và mệt mỏi thì cần đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh.

* Chào bác sĩ! Cháu hiện là sinh viên năm thứ 3, hiện nay là giai đoạn cháu cần tập trung vô việc học nhưng cháu cứ hay mệt mỏi, mặc dù cháu đã cố gắng ngủ đủ giấc nhưng vẫn thấy mệt và buồn ngủ mỗi khi học cả ngày hay đọc sách thường xuyên. Cháu rất muốn tập trung nhưng cứ mệt và khó chịu, cộng với thời tiết nắng nóng nữa, ngày nào đi học cả ngày về là cháu phải nằm nghỉ mới tiếp tục học được.... cháu mong bác sĩ cho cháu lời khuyên để cháu có thể tập trung và học tốt. Cháu cảm ơn bác sĩ. Chúc bác sĩ thành công và hạnh phúc.

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Khi học cả ngày hay đọc sách thường xuyên như bạn nói, thì mệt mỏi là chuyện đương nhiên. Vì vậy bạn nên có một thời khóa biểu sinh hoạt thích hợp bao gồm cả học tập, ăn uống, nghỉ ngơi, tập thể dục... hợp lý.

* Cháu rất hay bị cảm trung bình mỗi tháng đau 1 lần. Mỗi lần đau cảm cháu rất mệt mỏi tay chân không có sức, đau đầu dữ dội và chóng mặt nữa. Mong bác sĩ hướng dẫn cháu cách tăng cường sức đề kháng! Cách đây 2 năm cháu có đi xét nghiệm BV nói là cháu thiếu hồng cầu trong máu, có thuốc gì hay là nên ăn uống như thế nào để tăng hồng cầu trong máu? Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ! (Huỳnh Thúy)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Nếu xét nghiệm cho thấy cháu bị thiếu máu thì cần phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân thiếu máu như: bệnh nhiễm trùng, bệnh về máu... thì mới có thể điều trị hiệu quả.

* Tôi hay bị sốt, tay chân bủn rủn... giống như bị cảm cúm vậy. Tôi bị thường xuyên. Một tháng có khi 1 hoặc 2 lần. Tần suất như vậy có nhiều không, tôi phải làm sao. Xin hỏi tôi nghe nói cắt amidan sẽ hết, tôi có nên đi cắt không. Hoặc không cắt thì làm sao để ít bị cảm sốt. (Trúc Linh)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Nếu trong 1 tháng bạn bị sốt như cảm cúm 1, 2 lần là không ổn. Cần xác định nguyên nhân của sốt. Nếu sốt do bị viêm amidan tái đi, tái lại hoặc có mủ thì mới cần cắt. Nên đi khám bác sĩ Tai - mũi - họng để có chỉ định hợp lý. Trường hợp không phải do amidan thì nên khám và làm xét nghiệm tầm soát nguyên nhân.

* Làm sao để phân biệt được ho do cảm sốt và ho do các nguyên nhân khác? Cám ơn bác sĩ. (Hồng Nhung)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Ho là triệu chứng chung của nhiễm trùng đường hô hấp. Thật ra ho là một phản xạ của cơ thể để tống xuất các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, để chẩn đoán nguyên nhân thì cần kết hợp các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm đàm, chụp X-quang phổi...

* Viêm đường hô hấp cấp có nằm chung với các bệnh về cúm, sốt, ho hay không? (Tương Lai)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Viêm đường hô hấp cấp là từ để chỉ chung những bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây trên đường hô hấp cấp tính. Cúm là một bệnh viêm đường hô hấp cấp. Sốt, ho chỉ là triệu chứng, không phải là bệnh.


Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến - Ảnh: Thanh Hải

* Môi trường văn phòng làm việc máy lạnh liên tục, khi một người bị bệnh dễ lây như cúm thì mọi người khác trong phòng cần phải làm gì để tránh lây lan. Phòng tôi rất đông mà không có nhiều sự ngăn cách nên khi một người bị bệnh thì việc lây lan là không tránh khỏi. Xin bác si tư vấn thêm. (Nhiều bạn đọc)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Đúng là trong môi trường làm việc chung các bệnh về đường hô hấp rất dễ lây lan, đặc biệt là cúm. Vì vậy khi trong mùa cúm hoặc đang có dịch cúm thì ngoài các biện pháp thông thường để phòng chống lây lan như che miệng khi ho, rửa tay... Nhân viên có triệu chứng sốt, ho nên tự giác ở nhà cho đến khi hết sốt.

* Chồng tôi năm nay 34 tuồi, gia đình tôi có cháu 1 tuổi. Khoảng vài tháng trở lại đây anh ấy thấy cơ thể mệt mỏi sút đến 8kg (trước 50kg giờ chỉ còn 42kg). Cơn mệt thường xuất hiện vào khoảng 10 giờ sáng trở về chiều, mệt từng cơn khoảng 1 tiếng hoặc ít hơn nhưng cũng có những lúc kéo dài từ sáng tới tối. Chồng tôi đã đi khám tổng quát ở một vài BV nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Xin chương trình tư vấn giúp hướng điều trị. Xin cám ơn!

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Mệt mỏi, sút cân nhanh thông thường không do cảm cúm gây nên mà do những bệnh nhiễm trùng kéo dài. Xin có lời khuyên cho chồng bạn cần đến các bệnh viện chuyên khoa nhiễm để được tư vấn và chẩn đoán chính xác. 

* Tôi rất thường xuyên cạo gió. Trước đây, mỗi lần thấy chóng mặt nhức đầu, tôi đều nhờ người khác cạo gió. Khi đau bụng, tôi tự cạo vùng rốn, thấy cơn đau giảm dần rất tốt. Nhưng đọc báo thấy nhiều trường hợp đột quỵ vì cạo gió. Xin được hỏi vậy cạo gió như thế nào là đúng và như thế nào là sai?

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Cạo gió thật ra là một phương pháp điều trị cổ truyền nếu được thực hiện đúng cũng có tác dụng. Tuy nhiên, cạo gió cũng chỉ là một phương pháp điều trị triệu chứng vì vậy cần xác định nguyên nhân của chóng mặt, nhức đầu. Ví dụ: người ta hay nói đột quỵ do cạo gió thực ra trong những trường hợp đấy là do cao huyết áp hoặc xuất huyết não gây các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, nghĩa là cạo gió không phải tác nhân gây đột quỵ mà do bệnh của bệnh nhân. Ngoài ra, trong một số trường hợp như sốt xuất huyết thì không nên cạo gió vì có thể gây tình trạng xuất huyết nặng thêm.

* Cháu hay bị sốt về chiều. Đó có phải là biểu hiện của sức đề kháng yếu? Cháu phải làm sao? (Chi Lan, Hà Nội)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Sốt là một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng. Thông thường, sốt hay gia tăng vào buổi chiều vì thế cần chẩn đoán nguyên nhân chính xác để điều trị.

* Con tôi kén ăn, lại rất hay bị ho, sốt vào mùa lạnh. Tôi nên cho cháu ăn uống như thế nào để tăng cường sức đề kháng? (Cô Mai Thanh, Q.1, TP.HCM)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Kén ăn nghĩa là ăn ít nên không đủ các dưỡng chất cho cơ thể vì vậy bạn nên cố gắng chế biến nhiều dạng thức ăn khác nhau để kích thích làm cháu ăn nhiều hơn.

* Công việc của tôi phải thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và ở ngoài nắng nhiều. Làm sao để tôi tránh bị bị sổ mũi và ho? (hoami...@gmail.com)

- Bác sĩ Trần Tịnh Hiền: Bạn nên có các biện pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp hiệu quả. Ví dụ: mang khẩu trang chuyên dụng, tránh để bị phơi nắng quá nhiều. Lẽ tất nhiên việc ăn uống đầy đủ, đặc biệt là uống nhiều nước để bù đắp cho sự mất nước khi phơi nắng sẽ giúp bạn khỏe hơn.

Thanh Niên Online
(thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.