Vụ chìm tàu trên sông Sài Gòn: Vòng vo trách nhiệm

26/05/2011 01:40 GMT+7

Sau 5 ngày xảy ra thảm họa chìm tàu, đến nay chưa có cơ quan chức năng nào nhận trách nhiệm, ngoài chủ doanh nghiệp.

>> BẤM VÀO ĐY ĐỂ XEM VIDEO
>> Cảnh báo đã bị phớt lờ
>> Chưa thể lai dắt tàu chìm
>> Trục vớt thành công con tàu 2 tầng lên bờ
>> Tìm thấy thi thể 15/16 nạn nhân vụ tàu chìm
>>
Bấm vào đây xem tường thuật chi tiết
>> Tàu du lịch BD 0913 đã hết hạn kiểm định

>> Nỗ lực tìm kiếm người mất tích
>> 9 người trong một gia đình gặp nạn
>> Chìm tàu du lịch, hàng chục người mất tích
>> Khởi tố vụ chìm tàu trên sông Sài Gòn
>> Vụ chìm tàu BD 0913: Bắt giữ 3 người
>> Bấm vào đây xem tường thuật chi tiết
>> Tàu du lịch BD 0913 đã hết hạn kiểm định

Hôm 25.5, đoàn kiểm tra gồm Cục Đăng kiểm VN, Vụ An toàn Bộ GTVT, Ủy ban ATGT quốc gia… do ông Cao Kim Phụng, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa làm trưởng đoàn, đã làm việc tại Bình Dương. Báo chí không được tham dự cuộc họp.

 

 Tàu BD 0394 được lai dắt về cảng Bà Lụa chờ khám nghiệm - Ảnh: Tuy Phong

Theo nguồn tin của Thanh Niên, tại buổi làm việc, hầu hết các cơ quan liên quan từ tỉnh đến bộ đều cho rằng chưa có luật quản lý du thuyền. Đại diện Bộ GTVT nói các doanh nghiệp kinh doanh du thuyền hiện đăng ký theo dạng "tàu khách hoặc các loại hình vận tải khác" chứ không nói rõ tàu du lịch.  Cho nên loại tàu nhà hàng nổi, du thuyền chở khách trên sông đang được quản lý như tàu chở khách bình thường. Các đơn vị đăng kiểm, cấp phép cho loại hình này đang thực hiện như tàu chở hành khách.

 

Sở GTVT Bình Dương "né" báo chí

Ngày 25.5, hay tin đoàn công tác Bộ GTVT làm việc tại Sở GTVT tỉnh Bình Dương, nhiều PV đến đăng ký dự họp, nhưng không được vào. Ông Phan Tấn Kiệt, Chánh văn phòng Sở GTVT Bình Dương, đề nghị PV  đợi đến cuối cuộc họp sẽ trả lời câu hỏi. Đến 12 giờ 30 phút, cuộc họp kết thúc, nhưng ông Kiệt từ chối trả lời vì: "Giám đốc sở mới là người phát ngôn, nhưng đang đi công tác Hà Nội". PV phản ứng lại khi chứng kiến ông Trần Văn Thấy, Giám đốc Sở GTVT, có dự họp với đoàn công tác Bộ GTVT. Lúc này ông Kiệt nói lại: "Giám đốc chiều mới bay ra Hà Nội, nhưng tôi không trả lời”.

Kim Cương

Về việc lập bến trái phép, cơ quan quản lý tỉnh Bình Dương cho biết khi phát hiện bến bãi không phép, đã lập biên bản xử phạt và ra quyết định đình chỉ. Còn để bến hoạt động trở lại thì một phần trách nhiệm của chính quyền địa phương. Ngoài ra, các cơ quan tỉnh Bình Dương còn đổ lỗi khu du lịch Dìn Ký nằm trên sông Sài Gòn do các cơ quan trung ương quản lý. Do đó, các ngành quản lý đường sông phải có trách nhiệm.

Trả lời báo chí sau cuộc họp, ông Cao Kim Phụng nói: "Tàu hoạt động du lịch đúng ra phải do ngành du lịch và địa phương quản lý, nhưng về mặt vận tải lại thuộc trách nhiệm ngành giao thông vận tải. Việc quản lý chồng chéo dẫn đến hệ quả phương tiện không đảm bảo an toàn, bị bỏ sót và khó quy trách nhiệm".

Sáng 25.5, đội trục vớt đã lai dắt tàu bị chìm  về cảng Bà Lụa (TX Thủ Dầu Một) để khám nghiệm làm rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Công an Bình Dương cho biết sau khi đưa con tàu lên cạn, sẽ phối hợp với Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) khám nghiệm. Về lỗ thủng lớn ở phía sau khoang máy khiến cho tàu chìm lại vào sáng qua, nhận định ban đầu của cơ quan chức năng là có thể do lúc tìm kiếm xác nạn nhân, các thợ lặn đã đục thủng.

Ngày 24.5, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã có văn bản yêu cầu công an tỉnh phối hợp với các cơ quan tố tụng củng cố hồ sơ, điều tra, xử lý nghiêm minh đối với các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ chìm tàu Dìn Ký; đồng thời yêu cầu Sở GTVT phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra tình hình hoạt động của các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông. Thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông đường thủy tăng cường kiểm tra xử lý các phương tiện, người lái vi phạm.

Kim Cương - Tuy Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.