Ông đã thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật khó vào loại bậc nhất về các bệnh lý liên quan đến cột sống, có những sáng kiến độc đáo trong điều trị, được nhiều nước vận dụng.
Sáng tạo phương pháp mới
GS-TS-BS Võ Văn Thành (nguyên Trưởng khoa Cột sống A Bệnh viện Chấn thương -Chỉnh hình TP.HCM) nổi tiếng ở chuyên môn và sự khó tính. Nhưng khi đã tường tận về ông, người ta lại nhận thấy ông rất gần gũi và thân thiện. Ông luôn khao khát cống hiến cho y học và phục vụ bệnh nhân. Bạn bè, đồng nghiệp trong nước và quốc tế nhận định: ông là một trong những bậc thầy về ngành cột sống.
|
|
Cách làm trên được giới chuyên gia y học nhận định là độc đáo, có tính đột phá riêng của Việt Nam. Với cách này, việc tiến hành mổ 2 đường (trước và sau) để đặt dụng cụ rất thuận lợi, không cần xoay trở bệnh nhân nhiều lần mà thao tác vẫn chính xác. Vì thế thời gian hoàn thành ca mổ sẽ ngắn và tốt cho bệnh nhân hơn.
Mới đây, một bác sĩ người Mỹ (bạn của GS Võ Văn Thành, trong 6 năm qua đều đến Việt Nam theo chương trình hợp tác giữa hai bên) cho biết đã học tập và vận dụng phương pháp này trong việc điều trị của ông tại Mỹ. Có lần, vị bác sĩ này thực hiện một phẫu thuật về cột sống cho bệnh nhân, ông sử dụng phương pháp nằm sấp nhưng vì bệnh nhân quá mập, khó thở không thể kiểm soát gây mê được khi nằm sấp. Và ông đã vận dụng phương pháp của GS Võ Văn Thành, ca mổ sau đó đã thành công tốt đẹp.
Không chỉ có vậy, GS Võ Văn Thành còn sáng tạo rất nhiều phương pháp mới, như: Phẫu thuật tạo hình bản sống theo phương pháp VVT (Võ Văn Thành, năm 2003), Phẫu thuật cắt trọn gói bướu nguyên sống vùng xương thiêng (năm 2003).
Thầy thuốc... sợ biến chứng
GS Võ Văn Thành quê gốc Tây Ninh. Ngày trước, ông học ban toán (người học ban này thường chỉ thi vào các ngành kỹ thuật, bách khoa), đậu vào y khoa năm 1967 và học bổng Colombo du học Úc về kỹ sư điện năm 1968. Thời đó, ngành y lấy điểm đầu vào rất cao, thường chỉ học sinh ở thành phố mới có khả năng thi đậu. Ông đứng hàng thứ 4 trong số 160 người trúng tuyển sinh ngữ chính Pháp văn. Ông phải trải qua công việc dạy thêm để có tiền đến lớp. Đến đầu năm học thứ 6, ông được tuyển vào ở nội trú (ở lại trong bệnh viện, vừa học tập, làm việc có lương). Từ đó, ông tập trung hết thời gian cho chuyên môn, làm việc và nghiên cứu. Đến năm 1974, ông tốt nghiệp ĐH Y khoa Sài Gòn.
Bước vào ngành cột sống, ông tự nhủ, đây là một ngành khó và phức tạp với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ông luôn tâm niệm với mình là phải biết sợ biến chứng và cố gắng không cho nó xảy ra. Đây cũng là những căn dặn của ông đối với học trò của mình trong quá trình giảng dạy, đào tạo.
Ngoài ra, ông còn vận dụng những lý lẽ của cuộc sống vào y học. Theo ông, trong ngành cũng phải hướng tới Chân - Thiện - Mỹ và sự cân bằng tinh tế khi áp dụng trong điều kiện cụ thể của nền y tế tại địa phương. Ông lý giải: “Chân là sự đúng lẽ thật, gần chân lý, trong y khoa là sự tiếp cận với cái hiện đại tốt nhất và đúng nhất. Thiện là người thầy thuốc cần nâng cao nhận thức phụng sự, không vụ lợi, giúp bệnh nhân điều trị với chi phí thỏa đáng”.
Với ông, trước khi phẫu thuật, ông thường tìm hiểu về gia cảnh của bệnh nhân, nếu khó khăn quá ông tìm cách giúp đỡ tới nơi tới chốn bằng việc vận động Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, các chương trình hỗ trợ y học của nước bạn…
GS Võ Văn Thành được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú, Huân chương lao động hạng 3. Ông hiện là Chủ tịch Hội Cột sống TP.HCM, Chủ tịch danh dự Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam. Ông tâm sự: “Có lúc tôi phẫu thuật cho bệnh nhân mà lòng vừa giận, vừa thương. Giận là giận một số ít bác sĩ phẫu thuật không đúng phương pháp, có người còn không biết gì về cột sống cũng vẫn cầm dao mổ khiến bệnh nhân không khỏi mà còn nặng thêm. Thương là thương bệnh nhân, lẫn thầy thuốc còn kém năng lực buộc phải cáng đáng bệnh nặng quá tầm tay không được sự hướng dẫn cần thiết đã khiến bệnh nhân từ bệnh nhẹ trở thành nặng. |
Minh Luân
Bình luận (0)