Thời gian qua, cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines liên tục căng thẳng khiến dư luận đặc biệt quan tâm tình hình chính trị an ninh ở biển Đông. Hai bên triển khai tàu chiến và tàu hải giám, ngư chính đến vùng tranh chấp gần bãi cạn Scarborough thuộc khu vực biển Đông. Manila và Bắc Kinh đều cáo buộc bên còn lại xâm phạm vùng chủ quyền của mình. Bế tắc về giải pháp ngoại giao, Philippines đề nghị đưa cuộc tranh chấp này ra Tòa án quốc tế về luật Biển (ITLOS). Đây vốn dĩ là giải pháp mà Trung Quốc chưa bao giờ muốn dùng đến nên nước này tuyên bố bác bỏ.
Có 3 lý do để Bắc Kinh hành động như thế. Thứ nhất, nếu đồng ý để ITLOS xét xử thì điều đó có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận phán quyết của tòa án này. Trung Quốc lo ngại ITLOS bác bỏ mọi đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh. Vốn dĩ, bãi cạn Scarborough cũng nằm trong khu vực "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Chỉ cần nhìn sơ, người ta đều nhận thấy "đường lưỡi bò" kia vô lý tới chừng nào. Vì thế, dù xét xử theo nguyên tắc "công bằng" hay "đồng đều" thì ITLOS cũng chẳng thể không bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi cạn Scarborough và thậm chí cả “đường lưỡi bò”. Thứ hai, tiềm lực quân sự, đặc biệt về hải quân, của Trung Quốc vượt trội Philippines. Kẻ yếu thường cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài, kẻ mạnh luôn né tránh chuyện tranh chấp bị quốc tế hóa hoặc khu vực hóa. Thứ ba, cả hợp tác quân sự và an ninh với Mỹ lẫn tư cách thành viên ASEAN của Philippines đều không làm Trung Quốc phải lo ngại trong cuộc tranh chấp này.
La Phù
>> Philippines - Trung Quốc lại va chạm trên biển Đông
>> Philippines “mời” Trung Quốc ra Tòa quốc tế về Luật biển
>> Tàu cá Trung Quốc rời vùng tranh chấp với Philippines
>> Philippines và Trung Quốc hạ nhiệt
>> Trung Quốc điều thêm tàu, Philippines rút chiến hạm
>> Philippines điều thêm tàu đến khu vực "chạm trán" với tàu Trung Quốc trên biển Đông
>> Tàu chiến Philippines kẹt với tàu Trung Quốc
Bình luận (0)