(TNO) Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 (rạng sáng 1.5, giờ VN), thị trường chứng khoán châu u và Mỹ tiếp tục ghi nhận thêm một phiên giảm điểm.
Tại Phố Wall (Mỹ), khi các báo cáo cho thấy hoạt động kinh doanh của nước này trong tháng 4 tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ tháng 11.2009 được công bố, các chỉ số chứng khoán đồng loạt đỏ sàn.
Chỉ số thị trường S&P 500 giảm 0,4%, xuống còn 1.397,91 điểm. Tổng cộng trong tháng 4, chỉ số này đã giảm tới 0,7%.
Chỉ số Dow Jones Industrial để mất 14,68 điểm, giảm nhẹ 0,1%, xuống chốt phiên ở mức 13.213,63 điểm. Tuy nhiên, Dow Jones vẫn được ghi nhận thành tích với 7 tháng tăng liên tiếp, và là chuỗi tăng bền bỉ nhất kể từ năm 2007, dù mức tăng trong tháng 4 đạt dưới 0,1%.
Chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,7%, xuống còn 3.046,36 điểm.
Theo báo cáo của Viện Quản lý nguồn cung (ISM - trụ sở tại Chicago, Mỹ), chỉ số đo sức mạnh hoạt động kinh doanh tại Mỹ trong tháng 4 giảm mạnh xuống 56,2 điểm (so với 62,2 điểm hồi tháng 3), đồng thời thấp hơn cả mức dự báo bi quan nhất của các chuyên gia đưa ra trước đó, trích khảo sát của Bloomberg.
Tuy nhiên, một báo cáo khác cho thấy sức tiêu dùng của người dân Mỹ đã tăng trong tháng 3 vừa qua nhờ thu nhập được nâng cao - một dấu hiệu quan trọng cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang có hi vọng tăng trưởng. Nhờ thông tin này, các chỉ số chứng khoán tại Mỹ không giảm sâu.
Thậm chí, các chuyên gia kinh tế phân tích và dự đoán chỉ số S&P 500 sẽ lên mức kỷ lục mới trong năm nay, vượt mốc 1.500 điểm.
* Tại châu u, ngoài những tác động của thông tin kinh tế Mỹ, thị trường chứng khoán khu vực này giảm sâu hơn do thông tin kinh tế Tây Ban Nha bắt đầu đi vào thời kỳ suy thoái thứ hai.
Theo báo cáo từ chính phủ nước này, GDP của Tây Ban Nha đã giảm 0,3% trong quý 1.2012, tương đương mức giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được coi như một dấu hiệu hết sức quan trọng cho thấy Tây Ban Nha đang bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế tiếp theo.
Tổng kết phiên, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm 0,7%. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,68%, xuống còn 5.737,78 điểm; CAC 40 của Pháp giảm 1,64%, chốt phiên ở mức 3.212,8 điểm; DAX của Đức giảm 0,59%, xuống còn 6.761,19 điểm.
Kinh tế châu u hiện ở tình trạng rất khó phục hồi, “cho dù ở viễn cảnh tốt đẹp nhất, không có bất cứ ngân hàng nào khủng hoảng tài chính thì tốc độ tăng trưởng cũng hết sức chậm”, theo Russ Koesterich, Trưởng bộ phận chuyên gia đầu tư của BlackRock (San Francisco, Mỹ).
* Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 0,6%, xuống còn 9.464,01 điểm; HSI của Hồng Kông tăng 1,7%, lên thành 21.094,21 điểm.
Thu Hạnh
>> Chứng khoán tăng điểm trước kỳ nghỉ lễ dài
>> Chứng khoán u, Mỹ bất ngờ tăng mạnh
>> Chứng khoán u, Mỹ giảm sâu
>> Thanh khoản giảm, hai sàn "chuyển đỏ
>> Lượng bán tăng cao, hai sàn giảm sâu
>> Hai sàn chuyển “xanh”
>> VN-Index ngược dòng tăng điểm phiên cuối tuần
>> Áp lực bán tăng, chứng khoán giảm sâu
>> Chứng khoán chờ làn gió mới
>> Hai sàn tiếp tục giảm điểm
Bình luận (0)