Nghiên cứu do ông Yoshihiro Kawaoka thuộc đại học Wisconsin (Mỹ) đứng đầu, là một trong hai cuộc thí nghiệm mà một ban cố vấn khoa học liên bang Mỹ đề nghị các tập san hoãn công bố, vì lo sợ chúng có thể “vẽ đường” cho bọn khủng bố chế tạo vũ khí sinh học.
Vấn đề này cũng làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt giữa quyền tự do học thuật và bổn phận bảo vệ công chúng trước một dịch cúm hủy diệt tiềm tàng.
Ban Cố vấn Khoa học quốc gia về An ninh sinh học Mỹ đã rút lại chống đối sau khi biết được loại virus này ít độc hại hơn so với những lo sợ trước đó, theo tờ Washington Post.
Kể từ khi xuất hiện ở Hồng Kông vào năm 1997, virus H5N1 đã giết hàng triệu gia cầm, phần lớn tại châu Á. Số người bị nhiễm loại virus này không nhiều, song khi bị nhiễm, họ có nhiều khả năng tử vong. Kể từ năm 2003 đến nay, có 355 ca tử vong trong số 602 trường hợp bị nhiễm virus H5N1.
Tuy nhiên, cho đến nay, virus H5N1 không có khả năng lây lan dễ dàng từ người sang người thông qua đường hô hấp, và một số nhà khoa học đã bắt đầu nghi ngờ khả năng này của virus.
Hai nghiên cứu độc lập của ông Kawaoka và tiến sĩ Ron Fouchier thuộc trường đại học y khoa Erasmus ở Hà Lan đã thay đổi quan điểm nói trên bằng cách chứng minh rằng với một ít biến đổi, virus H5N1 có thể lây lan dễ dàng giữa loại chồn hương, động vật có vú đại diện cho người trong phòng thí nghiệm.
“Có người nói cúm gia cầm đã xuất hiện khoảng 16, 17 năm, nó chưa và sẽ không bao giờ có thể lây lan từ người sang người. Công trình này chứng tỏ điều đó là có thể. Đây là một thông điệp y tế cộng đồng quan trọng, chúng ta phải nhìn nhận H5N1 một cách nghiêm túc”, giáo sư virus học tại đại học Hồng Kông, Malik Peiris phát biểu với Reuters.
Sơn Duân
>> Hoãn công bố nghiên cứu về vi rút “ngày tận thế”
>> VN phòng chống dịch cúm gia cầm hiệu quả
>> Việt Nam sản xuất vắc xin cúm H5N1
>> Lo ngại virus cúm gia cầm biến chủng lây sang người
>> Cảnh báo nhiều dịch bệnh có thể “trỗi dậy”
>> Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người
>> WHO vô cùng lo ngại vi rút "ngày tận thế
Bình luận (0)