|
Bài báo được viết bởi nhà bình luận quốc phòng Michael Richardson với tựa đề South China Sea Dispute: China’s plan is to crowd out claimants (tạm dịch Tranh chấp biển Đông: Kế hoạch của Trung Quốc là dùng số đông để đánh bật các nước tuyên bố chủ quyền).
Ông Richardson dẫn chứng bằng vụ đụng độ diễn ra giữa Trung Quốc và Philippines gần bãi cạn Scarborough trên biển Đông. Tại đây, Trung Quốc đã điều đến 4 tàu hải giám hiện đại cùng 10 tàu cá trong khi Philippines chỉ có 2 tàu tuần duyên và 1 tàu của Cục Ngư nghiệp. Theo đó, tác giả viết: “Trung Quốc tỏ ra đang dùng “chiến lược số đông” ở bãi cạn Scarborough và có thể lấn ra các khu vực khác trong biển Đông nếu việc kháng cự (của các quốc gia trong khu vực - NV) không hiệu quả. Chiến lược này là tăng sự hiện diện tại một khu vực tranh chấp để cuối cùng trở thành chủ sở hữu”. Ông Richardson còn nhắc lại việc tờ Hoàn cầu Thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây dẫn lời thiếu tướng La Viện nói rằng nước này cần củng cố tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách “cắm cờ Trung Quốc, hoặc xây dựng căn cứ quân sự hoặc căn cứ ngư nghiệp” ở biển Đông.
Ngoài ra, Bắc Kinh đã chuyển một phần của cải do tăng trưởng kinh tế thành sức mạnh quân sự và dựa vào đó để tạo ra một môi trường an ninh có lợi xung quanh nước này. Hồi tuần trước, tờ The New York Times dẫn lời Giáo sư Stephen Walt tại Đại học Harvard nhận định: “Trong thế kỷ 19, khi Mỹ trỗi dậy đã tuyên bố “học thuyết Monroe” để đẩy dần các cường quốc châu Âu ra khỏi Bắc bán cầu. Hiện nay, cùng chủ trương đó, Bắc Kinh không muốn Washington tạo dựng liên minh và hiện diện quân sự mạnh mẽ quanh biên giới của mình. Họ đang cố đẩy Mỹ ra khỏi châu Á - Thái Bình Dương”. Tuy nhiên, Mỹ đang thắt chặt quan hệ đồng minh với Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Nước này cũng xây dựng đối tác an ninh với Singapore và nhiều nước Đông Nam Á khác.
Trung Quốc sẽ triển khai đội tàu “khủng” trên biển đông Website của Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA) vừa đưa tin nước này dự kiến triển khai đội tàu trọng yếu trên biển Đông. Đội tàu gồm: 1 tàu công xưởng chế biến hải sản trọng tải 30.000 tấn, 1 tàu chở dầu 20.000 tấn, 2 tàu chở hàng trên 10.000 tấn, 3 tàu hỗ trợ từ 3.000 - 5.000 tấn. Thêm vào đó, 300 - 500 tàu cá Trung Quốc trên 100 tấn sẽ tập hợp thành đội tàu Đặc Hồn ngư nghiệp chuyên đánh bắt ở khu vực nước sâu trên biển Đông. Bắc Kinh cũng xây dựng hệ thống liên lạc và vận chuyển sản phẩm đánh bắt bằng đường biển, đường hàng không tại khu vực này. Lucy Nguyễn |
Thục Minh
(VP Singapore)
>> Mỹ giúp Philippines tăng cường quốc phòng
>> Philippines tăng cường hiện đại hóa quân đội
>> Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ ra biển Đông
>> Trung Quốc điều thêm tàu đến bãi cạn Scarborough
>> Philippines tố Trung Quốc “ức hiếp” trên biển
>> Hoàn Cầu thời báo: Trung Quốc chủ động gây rối trên biển Đông
>> Trung Quốc “lúng túng về đường lưỡi bò”
Bình luận (0)