Háo hức chờ sao Kim đi ngang Mặt trời

08/05/2012 15:12 GMT+7

(TNO) Vào ngày 5.6 tới đây, chúng ta sẽ có cơ hội cuối cùng của cả đời người để chứng kiến hiện tượng thiên văn hiếm hoi này, do sự kiện kế tiếp phải đến năm 2117 mới xảy ra.

(TNO) Vào ngày 5.6 tới, chúng ta sẽ có cơ hội cuối cùng của cả đời người để chứng kiến hiện tượng thiên văn hiếm hoi này, do sự kiện kế tiếp phải đến năm 2117 mới xảy ra.

Chỉ một tháng sau hiện tượng siêu trăng, giới thiên văn học đang háo hức chờ đợi một sự kiện đặc biệt hiếm hoi sắp xảy ra: vào ngày 5.6 (giờ Tây bán cầu), sao Kim sẽ đi ngang qua bề mặt Mặt trời.

Trong hơn 7 giờ liền, hành tinh chị em của Trái đất sẽ rong ruổi ngang ngôi sao trung tâm, hiển thị dưới dạng một chấm đen nhỏ di chuyển chậm chạp ngang Mặt trời, nếu thời tiết cho phép.

Hiện tượng thiên văn trên xảy ra theo cặp, cách nhau 8 năm/lần, nhưng sự kiện đôi này chỉ xuất hiện ít hơn một lần trong cả thế kỷ. Có nghĩa là lần gần nhất sao Kim đi ngang Mặt trời diễn ra vào năm 2004, nhưng nếu bỏ lỡ lần này, tức ngày 5.6.2012, phải đợi đến năm 2117 mới xảy ra một lần nữa.

“Chỉ có 6 sự kiện như vậy xảy ra kể từ khi kính viễn vọng được phát minh”, theo Space.com dẫn lời nhà vật lý học thiên thể Sten Odenwald thuộc Trung tâm Goddard của NASA ở Greenbelt, bang Maryland (Mỹ).

Vào thế kỷ thứ 18, các nhà khoa học phải đi vòng quanh thế giới mới đến được điểm quan sát hiện tượng trên, trong nỗ lực tính toán kích thước của hệ Mặt trời.

Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 19 giới chuyên gia mới nắm được dữ liệu cần thiết liên quan đến sự kiện đôi này.

Trong lần sắp tới, các nhà thiên văn hy vọng sẽ khám phá thêm nhiều bí ẩn về khí quyển sao Kim, và họ cũng thử nghiệm phương pháp quan sát mới bằng cách dùng Mặt trăng làm gương phản chiếu cho kính Hubble.

Nếu không có gì thay đổi, toàn bộ quá trình sao Kim đi ngang Mặt trời sẽ có thể quan sát được tại Đông Á và Đông Úc, New Zealand, khu vực Tây Thái Bình Dương, quần đảo Hawaii, Alaska, miền bắc Canada và hầu hết Greenland.

Hạo Nhiên

>> Ám ảnh siêu trăng
>> Trái đất chuẩn bị đón "siêu trăng
>> NASA bác bỏ ngày tận thế
>> Nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú
>> Ozone trong khí quyển sao Kim
>> Hành tinh 2 mặt trời

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.