|
Không dễ chen chân
Nếu các khoản đầu tư như tuyên bố đã hoàn tất thì VimpelCom đã đầu tư vào Beeline tại VN 463 triệu USD. Với giá bán lại cho đối tác trong nước là 45 triệu USD, VimpelCom bị lỗ nặng. Nhà đầu tư này đã chọn phương án dừng cuộc chơi càng sớm càng tốt bởi dù được đánh giá khá năng động với các chương trình khuyến mãi khủng như “tỉ phú Beeline” nhưng họ cũng khó thành công trong việc thu hút thuê bao mới. Đó là chưa kể mức doanh thu trên thuê bao tháng (ARPU) của VimpelCom tại Việt Nam quý 4/2011 chỉ là 0,9 USD/người/tháng (mức thấp nhất trong 19 thị trường mà VimpelCom đang đầu tư).
Còn theo ông Phạm Tiến Thịnh - Giám đốc điều hành SFone, đơn vị này đã được chấp thuận cho phép chuyển đổi sang công nghệ 3G và đang trong giai đoạn hoàn tất để có thể bắt đầu triền khai dự án đầu tư mới. SFone nghiên cứu một số phương án đã được áp dụng rất thành công tại các thị trường phát triển hướng đến mục tiêu tiết kiệm thời gian thiết lập mạng, giảm chi phí đầu tư và vận hành tối đa.
Chuyên gia viễn thông Hoàng Ngọc Diệp nhận xét sự ra đi của VimpelCom là một quyết định dựa theo tính hiệu quả đầu tư hay không. Với cách cạnh tranh giá rẻ của các mạng lớn 100% vốn nhà nước hiện nay tạo ra một môi trường cạnh tranh vô cùng khó khăn cho bất kỳ nhà đầu tư nào quan tâm đến tính hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, sẽ rất khó khăn cho những mạng di động nhỏ khác. "Sinh sau đẻ muộn", các nhà mạng nhỏ muốn tồn tại được phải tạo ra sự khác biệt. Với môi trường hiện nay, để làm điều này không đơn giản ngay cả nếu nguồn tài chính đủ mạnh.
Cơ hội và thách thức
Các chuyên gia viễn thông nói riêng và kinh tế nói chung đều nhận định việc VimpelCom rút khỏi VN chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của thị trường viễn thông nói riêng và môi trường, điều kiện đầu tư tại VN nói chung. Chuyên gia Hoàng Ngọc Diệp nhận xét: Ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là làm giảm giá trị đầu tư của ngành này đối với các tổ chức đầu tư nước ngoài. Còn đối với thị trường trong nước không bị ảnh hưởng gì nhiều vì các mạng lớn chiếm lĩnh hơn 90% thị trường. Thế nhưng, điều này lại càng cho thấy ngành viễn thông VN sẽ khó phát triển được về chất nếu cứ duy trì tình trạng cạnh tranh dịch vụ giá thấp như hiện nay. Hầu hết các nhà mạng chỉ chạy đua kinh doanh các dịch vụ cơ bản mà chưa phát triển được những dịch vụ nâng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp. Ông Phạm Tiến Thịnh thừa nhận các chương trình khuyến mãi khủng không chỉ sẽ làm các nhà mạng tiếp tục kinh doanh kém hiệu quả mà cũng không phải là yếu tố duy nhất để thu hút khách hàng nữa.
Đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ là trọng tâm của các nhà mạng trong thời gian tới. Thế nhưng, làm thế nào để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông thì cho đến giờ phút này dường như cơ quan chủ quản của ngành viễn thông vẫn chưa có hướng đi rõ ràng. Thậm chí loay hoay giữa việc có nên sáp nhập MobiFone và Vinaphone hay không khiến chúng ta đã bỏ lỡ khá nhiều cơ hội và thời gian phát triển cho ngành này. Trong khi đó, ông Hoàng Ngọc Diệp bày tỏ hy vọng sau sự ra đi của VimpelCom, đây là một cơ hội để ngành viễn thông VN thức tỉnh và đánh giá lại môi trường hoạt động hiện nay, để chuyển hướng có tính minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và mang lại hiệu quả tốt hơn.
Mai Phương
>> GTEL Mobile cam kết bảo đảm quyền lợi cho khách hàng
>> Gói cước "Tỷ phú" của Beeline bị dừng khai thác
>> Cạnh tranh gay gắt trên thị trường di động
>> Gói cước "sốc" của Beeline không gây sốc
>> Sáng tạo không biên giới với Beeline
>> Đăng ký thông tin thuê bao trả trước: Chậm chân mất số, mất tiền
>> Beeline Việt Nam: Kẻ chinh phục thần tốc
>> Cùng Beeline nói quên ngày tháng &... nhắn quên giới hạn
>> Sim “rác” lại tràn ngập
>> Giá cước di động còn giảm mạnh
Bình luận (0)