Anh Trần Văn Trọng (xã Tân Hưng, Tiên Lữ, Hưng Yên), một trong những lao động may mắn về nước sớm cho hay, do chưa có vé máy bay nên phía môi giới đưa các lao động về theo 3 đợt.
Hiện vẫn còn 12 lao động ở tại TP Ekaterinbua chờ về nước vào ngày 26.5 và 16 lao động khác đang còn kẹt ở xưởng giày.
Cũng theo anh Trọng, trước khi ra sân bay về về nước, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã gặp gỡ và động viên tinh thần người lao động.
Nhóm lao động đầu tiên từ Nga đã về tới sân bay Nội Bài chiều 13.5 - Ảnh: Đặng Tiến
Trước đó, thân nhân của gần 40 lao động đã gửi đơn kêu cứu tới Báo Thanh Niên nhờ giúp đỡ vì con em họ bị ngược đãi ở Nga.
Sau khi vụ việc được báo chí phản ánh, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) có công văn yêu cầu Đại sứ quán Việt Nam tại Nga hỗ trợ người lao động, nhanh chóng xác minh thông tin.
Qua kiểm tra sơ bộ các giấy tờ đăng ký của nhà máy và các loại giấy tờ của lao động Việt Nam, những lao động này sang Nga làm việc không thông qua sự tuyển dụng của công ty phái cử có giấy phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, mà qua người môi giới là Nguyễn Văn Dũng.
Thu Hằng
>> Chấn chỉnh việc đưa lao động sang Nga
>> Điều tra việc lao động bị ngược đãi tại Nga
>> Tố cáo việc ngược đãi 40 lao động tại Nga
>> Đảm bảo quyền lợi cho 40 lao động VN tại Nga
Bình luận (0)