Ông Phạm Đình Thưởng - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương - cho rằng, nhiều quy định hiện nay về giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa (SGD) thể hiện sự bất cập. Ví dụ, quy định về hạn mức giao dịch là không phù hợp vì hàng hóa giao dịch không phải đối tượng bị hạn chế kinh doanh. Quy định này cũng mâu thuẫn với sự phát triển của thị trường phái sinh.
|
Bên cạnh đó, tỷ lệ ký quỹ giao dịch hiện quy định không thấp hơn 5% (tương ứng tỷ lệ 20:1) trị giá từng lệnh giao dịch là tỷ lệ quá thấp so với thế giới.
Vì vậy, theo ông Thưởng, Vụ Pháp chế đang soạn thảo những giải pháp sửa đổi các quy định trên. Trước nhất, đó là quy định lại thành viên của SGD, không hạn chế thành viên tự doanh phải là DN và thành viên môi giới gồm cả thành viên thanh toán bù trừ và không thanh toán bù trừ.
Thứ hai, phải nâng tỷ lệ ký quỹ giao dịch và bỏ hạn mức giao dịch; cho phép nhà đầu tư lựa chọn tỷ lệ ký quỹ giao dịch phù hợp theo mặt hàng giao dịch có thể lên tỷ lệ 50:1 hay 30:1. Đồng thời, phải mở rộng mặt hàng được giao dịch trên SGD vì đây là yếu tố quan trọng để thu hút nhiều người tham gia.
Cũng theo ông Thưởng, đề xuất cho phép đưa cả kim loại quý và dầu mỏ vào giao dịch nhưng phải quản lý và giới hạn tỷ lệ đòn bẩy ở mức 20 lần (20:1). Bởi trên thực tế, nhiều người vẫn đang giao dịch qua thị trường FOREX thế giới và biến tướng dưới nhiều hình thức khác như egold, sản phẩm tiền gửi,…
SGD hàng hóa Việt Nam (VNX) là SGD hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam chính thức được cấp phép vào cuối năm 2010 nhưng đến nay số lượng nhà đầu tư tham gia vẫn còn hạn chế và chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, tính thanh khoản chưa cao.
Ba mặt hàng đang được phép giao dịch trên VNX là cà phê, cao su và thép.
Mai Phương
>> Xuất khẩu cà phê dễ gặp rủi ro
>> Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam chính thức hoạt động
>> Những kế hoạch xanh
>> Thị trưởng London làm việc với Sở Giao dịch hàng hóa
>> Cà phê Robusta giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Singapore
>> Sàn giao dịch thép đầu tiên chính thức hoạt động
Bình luận (0)