Khoảng 4 triệu người sẽ đói nghèo do nước biển dâng

16/05/2012 03:12 GMT+7

Ngày 15.5, GS Đào Xuân Học, Phó ban Chỉ đạo quốc gia về biến đổi khí hậu, cho biết các đập nước trên thượng nguồn, nước biển dâng và biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa lớn đối với khu vực ĐBSCL.

Hiện nay Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Cà Mau và Long Xuyên (An Giang) đang bị ngập lũ và triều. Xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng tại Bến Tre, Cà Mau và Sóc Trăng. Lũ lụt và hạn hán ngày càng gây ra những tổn thất nặng nề hơn.

Các chuyên gia đến từ Hà Lan tính toán, đến năm 2080 dòng chảy lũ tại đây sẽ tăng từ 5-30%, dòng chảy mùa kiệt giảm 10-40%. Điều này đồng nghĩa với tình trạng hạn cực đoan và lũ cực đoan sẽ trầm trọng hơn. Trong khi đó, theo GS Học, các hồ thủy điện trên lưu vực sông Mê Kông với tổng dung tích lên tới 97 tỉ m3 nước sẽ làm suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến dòng chảy, giảm 40% lượng phù sa về ĐBSCL khiến xói lở bờ sông và bờ biển gia tăng.

S Học lưu ý, nếu nước biển dâng thêm 1 m, vào mùa lũ sẽ có 92% diện tích ĐBSCL bị ngập trong thời gian 6-8 tháng. Trong khi đó 30% diện tích toàn đồng bằng sẽ bị ngập do triều. Thiệt hại kinh tế có thể lên tới 6,5% GDP và đến năm 2030 dự báo sẽ có khoảng 4 triệu người tại đây phải sống trong đói nghèo.

Quang Duẩn

>> ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu
>> TP.HCM bị ngập nặng nếu nước biển dâng
>> 92,1% diện tích ĐBSCL bị ngập khi nước biển dâng cao 2m

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.