>> Tiếp nhận kỷ vật chiến tranh
|
Bức sắc phong giấy dó màu vàng nhạt hình chữ nhật có kích thước 80 x 40 cm với đường viền trang trí hình rồng, mây, hoa văn chấm phủ nhũ bạc.
Đây là sắc phong chức “Thự thủ thành Thành Điện Hải” - Cai đội làm nhiệm vụ cai quản binh lính trấn giữ thành vào năm 1840. Do phần mặt trước của bản sắc bị cắt mất nên chưa xác định được tên vị quan được sắc phong. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào năm 1840, chính là thời điểm mà danh thần Nguyễn Công Trứ vào kiểm tra hệ thống phòng thủ của Đà Nẵng.
|
Ông Hà Phước Mai, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết lâu nay chúng ta thường biết nhiều đến sắc phong thần của triều đình phong kiến ban tặng cho đình làng, miếu mạo, chùa chiền nhưng rất hiếm gặp sắc phong tước, do đó, bức sắc phong “Thự thủ thành Thành Điện Hải” lần đầu tiên được phát hiện, có niên đại sớm là nguồn tư liệu rất quý trong việc nghiên cứu di tích lịch sử này.
Đồn Điện Hải được xây dựng năm Gia Long thứ 12 (1813) ở gần cửa sông Hàn sau đó được dời vào bên trong, đến năm Minh Mạng thứ 15 (1834) thì đổi tên thành Thành Điện Hải.
|
Đến năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chu vi Thành Điện Hải mở rộng đến 556 m, tường bao cao 5 m, hào sâu 3 m với 2 cổng chính, bên trong có nơi bàn việc triều đình, Kỳ đài, kho quân nhu, khí tài cùng 30 khẩu súng thần công đã nổ tiếng súng đầu tiên chống quân xâm lược Pháp.
Thành Điện Hải được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1988 và ngày nay một số đoạn thành vẫn giữ được nguyên vẹn, bên trong thành hiện là Bảo tàng Đà Nẵng.
Nguyễn Tú
Bình luận (0)