Diễn đàn này được thành lập năm 1997 và họp 3 năm một lần. Cùng khu vực, cùng môi trường sinh tồn - phát triển, Nhật và các đảo quốc Thái Bình Dương phải đối mặt nhiều thách thức giống nhau. Nếu hợp tác và dựa được vào nhau thì họ có thể ứng phó thách thức hiệu quả hơn rất nhiều. Nhu cầu ấy của các đảo quốc nhỏ còn lớn và cấp thiết hơn so với Nhật. Chính vì thế mà Tokyo có nhiều thuận lợi trong việc gây dựng, tăng cường và phát huy vai trò trụ cột cũng như lãnh đạo cả diễn đàn.
Những vấn đề như an ninh biển, phòng chống thiên tai, cứu trợ khẩn cấp và hợp tác khai thác tiềm năng của đại dương đều dễ dàng có được đồng thuận chung. Năm nay, việc không mời Thủ tướng Fiji Voreqe Bainimarama mà chỉ mời ngoại trưởng nước này vừa là cử chỉ ngoại giao của Nhật Bản tranh thủ các đảo quốc khác, không làm mếch lòng Úc và New Zealand, đồng thời còn có ẩn ý nhằm vào việc Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng ở khu vực. Từ sau cuộc đảo chính năm 2006 ở Fiji, ông Bainimarama là “cái gai” trong mắt 2 đại gia khu vực nói trên nhưng có quan hệ khắng khít với Bắc Kinh.
Diễn đàn PALM trong thực chất là một cách tập hợp lực lượng của Nhật Bản để có được khu vực ảnh hưởng và vành đai an ninh. Lợi đơn đã rõ mà lợi kép cũng dễ nhận ra.
Lợi đơn, lợi kép
26/05/2012 03:43 GMT+7
Bình luận (0)