Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng Chúa Jesus đã bị đóng đinh vào ngày thứ sáu 3.4 năm 33 sau công nguyên (CN). Thông tin ghi chép và manh mối thu thập được từ địa chất cùng với dữ liệu thiên văn học đã hỗ trợ suy đoán này.
Theo báo Anh Daily Mail, các nhà địa chất học đã điều tra sự xáo trộn địa chấn theo niên đại 4.000 năm ở lớp đất sâu 6 m phía trên cùng của trầm tích ở Biển Chết (Israel), cách Jerusalem khoảng 20 km.
Để phân tích hoạt động địa chấn trong khu vực, nhà địa chất học Jefferson Williams của hãng Supersonic Geophysical (Mỹ) và đồng sự Markus Schwab cùng Achim Brauer của Trung tâm nghiên cứu địa khoa học Đức đã tìm hiểu 3 lõi đáy nằm ngoài bờ biển Ein Gedi Spa kế bên Biển Chết.
Các lớp trầm tích sét dải, chỉ những lớp trầm tích theo từng năm, cho thấy có ít nhất 2 trận động đất lớn gây ảnh hưởng đến phần lõi: một trận động đất vào năm 31 trước CN và 1 trận nằm trong khoảng năm 26 đến 36 sau CN.
Giai đoạn thứ 2 xảy ra trong những năm Pontius Pilate là quan tổng trấn xứ Judea và khi những trận động đất được ghi nhận trong Kinh Thánh. Như vậy, ngày diễn ra cuộc hành hình, tức Ngày Thứ sáu tuần thánh, là khá chính xác, nhưng năm của sự kiện trên vẫn còn là nghi vấn, theo chuyên gia Williams.
Khi xét thêm lịch Do Thái và tính toán thiên văn, các chuyên gia cho rằng ngày thứ sáu 3.4 năm 33 sau CN là phù hợp nhất.
Hạo Nhiên
>> Tượng chúa Jesus cao nhất thế giới
>> Trái đất sắp quay về kỷ băng hà?
>> Giải mã tảng đá biết đi tại Ireland
>> Khám phá miền đất thánh Israel
>> Hành hương đất thánh
>> Bản viết tay Do Thái cổ nhất
Bình luận (0)