>> Gần 20 ha rừng phòng hộ bị triệt hạ
>> Lập biên bản 18 hộ dân phá rừng đầu nguồn
>> Từ vụ gỗ huê ở Quảng Bình: Cánh rừng gỗ lậu
>> Bắt 7 người trong vụ phá rừng lớn nhất tại Hà Tĩnh
>> Vụ phá rừng thông để khai thác đá: Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng yêu cầu tạm dừng
Theo nội dung chỉ đạo này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh sẽ kiểm điểm trách nhiệm tất cả cán bộ có liên quan, do đã “tiếp tay” chuyển hóa hồ sơ, “biến” cán bộ vi phạm dưới quyền thành nông dân, gây bức xúc trong dư luận.
Cụ thể, tháng 11.2011, Hạt Kiểm lâm huyện Ngọc Hiển - Cà Mau phát hiện một vụ khai thác rừng trái phép tại khu vực do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngọc Hiển quản lí, với số lượng hơn 40 m3 gỗ bị đốn hạ trái phép, số gỗ này bị đốn hạ trong từng vụ khai thác nhỏ.
Ba người chặt phá cây rừng trái phép, bị lập biên bản là: Nguyễn Bảo Hạnh, Lê Văn Đèo và Trần Hoàng Chính; đều là nhân viên Công ty Ngọc Hiển.
Sau đó, ngày 3.2.2012, Hạt Kiểm lâm Ngọc Hiển có 3 công văn gửi UBND huyện Ngọc Hiển, đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 cán bộ trên. Nhưng điều bất ngờ là trong công văn đó, Hạt Kiểm lâm Ngọc Hiển lại gọi cả 3 cán bộ vi phạm này là “nông dân”, nghề nghiệp nuôi tôm, ngụ tại xã Tam Giang Tây (Ngọc Hiển).
Trong khi đó, ông Lê Hoàng Vũ, Giám đốc Công ty Ngọc Hiển xác nhận 3 người phá rừng là cán bộ của mình và đã bị đuổi việc.
UBND huyện Ngọc Hiển đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông Hạnh 20 triệu đồng, ông Chính 20 triệu đồng, ông Đèo 10 triệu đồng.
Đáng chú ý, vụ việc bao che cho cấp dưới và "đổ tội" cho người nông dân này chỉ được phát hiện khi có nhiều đơn thư tố cáo gửi đi khắp nơi.
Gia Bách
>> Giả danh CSGT
>> Giả danh cảnh sát hình sự để cướp
>> Giả danh giám đốc để... hiếp dâm
>> Hiệp sĩ" bắt kẻ giả phát tờ rơi để trộm xe máy
>> Giả danh công an, lừa bạn chat
Bình luận (0)