Các bác sĩ đã phát hiện rằng mật độ bất thường các tế bào hình ống trong tử cung các phụ nữ bị lây nhiễm vi rút HPV (loại vi rút lây qua quan hệ tình dục) chính là nguyên nhân của đa số các trường hợp ung thư tử cung.
|
Vào những năm 1920, các bác sĩ tại bang Massachusetts (Mỹ) đã khám phá ra một hiện tượng có liên quan. Đó là các phụ nữ có tham gia điều trị đốt cổ tử cung, hay còn gọi là quá trình đốt các dị bào, sau khi sinh con thì hầu như không bao giờ mắc bệnh ung thư tử cung, nhưng họ không lý giải được tại sao.
Giờ đây, các bác sĩ tin rằng quá trình đốt cổ tử cung đã giúp tiêu diệt các tế bào ký chủ vốn không có khả năng tái tạo. Tế bào ký chủ là loại tế bào sống mà vi rút dùng làm nơi để sinh sôi.
Khám phá này khiến các chuyên gia y tế cân nhắc khôi phục lại việc sử dụng quá trình nói trên để giúp ngăn chặn đà lan rộng của căn bệnh nguy hiểm này tại các nước nghèo. Hằng năm, có gần 530.000 phụ nữ bị phát hiện ung thư tử cung trên toàn thế giới và 275.000 người chết vì căn bệnh này, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này ở Mỹ và một vài nước phương Tây cực kỳ thấp. Phương pháp phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) và chế độ xét nghiệm định kỳ tại các nước này, vốn thịnh hành trong những năm 1950, giúp giảm tỷ lệ người chết vì bệnh ung thư tử cung đến 65% trong bốn thập niên tiếp theo, theo báo cáo của WHO.
Bác sĩ Christopher Crum, người hiện làm việc về đề tài nghiên cứu nói trên với các đồng sự tại Trường Y của Đại học Harvard (Mỹ) và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ tại Singapore, đã tìm ra nơi bệnh ung thư tử cung phát sinh.
Ông phát hiện ra rằng các tế bào mà căn bệnh ung thư phát sinh thường nằm gần đầu cổ tử cung, tại khu vực giao giữa âm đạo và tử cung - vốn được gọi là vùng tiếp giáp vảy trụ (squamo-columnar junction).
Các nhà khoa học hy vọng những nghiên cứu tiếp theo sẽ tìm ra các tế bào tương tự có mối liên hệ với các chứng bệnh ung thư khác do cũng do vi rút HPV gây ra, ví dụ như ung thư hậu môn và cổ họng.
Bác sĩ Crum nhận định phát hiện nói trên có thể mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia tại Nam Á và châu Phi, nơi phụ nữ ít có cơ hội được xét nghiệm định kỳ hay uống vaccine ngừa bệnh ung thư tử cung.
Hoàng Uy
>> Sử dụng dược liệu trong phòng và điều trị các bệnh ung thư hay gặp ở phụ nữ
>> Bệnh ung thư: Phòng ngừa và chữa trị ra sao?
>> Nhiễm nấm gây ngứa
>> Ung thư buồng trứng
>> Cà phê giảm ung thư tử cung
>> Thực phẩm và căn bệnh ung thư
>> Cảnh giác với ung thư tử cung
Bình luận (0)