Với những đề mở như thế này, TS có điều kiện nói lên những suy nghĩ, trăn trở về những vấn đề mình quan tâm.
Ai cũng có một thần tượng
Xem thần tượng là một khái niệm đơn giản và cụ thể, Xuân Diệu - Trường THPT Hậu Nghĩa (Long An) cho biết: “Em có thần tượng của mình, là chị gái em. Em muốn mình sẽ học giỏi thi đậu ĐH để ra trường làm một cô giáo, đặc biệt là được nhiều người xung quanh quý mến như chị ấy”. Diệu kết luận: “Thần tượng không xấu, nhưng cần phải đúng mức, đúng cách và đúng đối tượng thì mới giúp bản thân vượt lên, sống tốt hơn”. Đưa ra trường hợp cụ thể, Nguyễn Hoàng Kim Ngân (Bà Rịa-Vũng Tàu) nhấn mạnh: “Đáng nói, nhiều bạn trẻ hớt tóc, ăn mặc giống y chang ca sĩ Trịnh Thăng Bình. Quê em ở gần biển, có nhiều bạn suốt ngày chỉ đi đánh bắt xa bờ nhưng vẫn thiết kế tóc, ăn mặc giống y hệt ca sĩ này”.
|
Phân tích về hậu quả của sự mê muội thần tượng không kiểm soát, Lê Thị Duyên (quê ở Đắk Nông) cho biết: “Mấy ngày trước em bắt gặp thông tin trên mạng về một diễn viên tự tử chết. Có một người hâm mộ đã tìm hiểu về cách thức chết của diễn viên này và bắt chước tự tử theo. Thật là thảm họa”. Hoàng Thị Thanh Thu (Quảng Nam) thi vào ngành giáo dục mầm non Trường ĐH Sài Gòn, nói rõ: “Hiện nay một bộ phận giới trẻ đang mê muội thần tượng. Như từ cách ăn mặc, chạy theo mốt, kiểu tóc mà không hiểu mục đích mình làm như vậy để làm gì. Đó còn chưa kể đến việc yêu đương đơn phương, mong gặp mặt một lần rồi chết cũng mãn nguyện...”.
Ở đề thi văn khối C, câu hỏi nghị luận xã hội bàn về kẻ cơ hội và người chân chính cũng khiến TS quan tâm. Tạ Thị Thu Giang, TS thi vào ngành tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết: “Em đồng tình với ý kiến cho rằng kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Điều này nhằm nêu cao tinh thần kiên nhẫn, cần cù của bất kỳ một ai muốn thành công”.
Có điểm nhấn trong đề thi
PGS - tiến sĩ Phan Thị Phương - giảng viên khoa ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng: “Cách ra đề khá hay, ở cả câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Ví dụ, câu nghị luận văn học của đề khối D1, câu 3a chương trình cơ bản yêu cầu TS phân tích hình ảnh kết thúc hai tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân. Đây là một cách ra rất hay, có điểm nhấn, đòi hỏi TS không chỉ trình bày “xuôi” một luồng kiến thức đã được học theo từng tác phẩm mà còn phải có khả năng phân tích, tổng hợp để khái quát vấn đề. Cái hay còn ở chỗ, từ một chi tiết trong tác phẩm, yêu cầu TS phải phân tích để khái quát lên cái tổng thể của cả một giai đoạn văn học hiện thực phê phán”. Tiến sĩ Phương nói thêm: “Với phần nghị luận xã hội, đề thi ở khối D1 nói về thần tượng là vấn đề gần gũi, cụ thể và thời sự hơn với thí sinh. Còn trong đề thi khối C, phân tích về kẻ cơ hội và người chân chính là khái niệm trừu tượng hơn. Tuy nhiên, cả hai câu này đều có tính chất chọn lọc cao, TS phải có tư duy tốt, hiểu biết và vận dụng các vấn đề cuộc sống vào thì mới đạt được điểm cao”.
Cộng đồng mạng bàn tán về đề văn Ngay sau khi thi môn văn, trên mạng đã lan truyền bình luận được cho rằng của một TS vừa thi xong. TS này phản đối kịch liệt câu nghị luận xã hội với nhiều câu quá khích. Đặc biệt TS cho rằng đề cho như vậy xoáy vào thần tượng của giới trẻ hiện nay là các ca sĩ của K-pop. Không đến mức quá khích như vậy, một số ý kiến cho rằng cụm từ “nét đẹp văn hóa” trong đề chưa sát và khó hiểu đối với TS. Có ý kiến lại cho rằng đề như vậy sẽ khiến TS viết dối lòng, không thật... Tuy vậy, những ý kiến này chỉ là thiểu số. Cộng đồng mạng bùng nổ những lời khen đối với đề thi như: hay, thực tế, thời sự, dễ diễn đạt ý văn. Nhiều bạn cho biết đã học xong THPT và rất muốn được trở lại thi ĐH để làm một đề thi văn như vậy. Thậm chí, có TS còn tự nhận mình là fan K-pop nhưng khen đề văn rất hay và có tính mở, giúp học sinh trình bày được quan điểm của mình. Đ.Nguyên |
M.Luân - H.Ánh
>> Thi ĐH đợt 2: Sáng nay thi môn văn (C, D), sinh (B)
>> Kinh nghiệm làm bài tốt trong đợt 2
>> Đợt 2 kỳ thi ĐH, CĐ: Tránh những sai sót đáng tiếc
>> Thí sinh ít điều chỉnh sai sót hơn đợt 1
>> Tuyển sinh ĐH, CĐ: Được hạ điểm chuẩn xét tuyển
>> Làm thủ tục dự thi đợt 2 ĐH, CĐ: Nhiều trường hợp nhầm lẫn mã ngành
>> Hơn 75% thí sinh làm thủ tục dự thi ĐH đợt 2
>> Những lưu ý để làm tốt bài thi ĐH
>> Tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục cao, sai sót nhiều
Bình luận (0)