Tuy nhiên, công tác tái chế, xử lý chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, đang là bài toán khó ở nước ta. Theo thống kê, ở các đô thị, hiện mới chỉ có 76-80% chất thải rắn thu gom được được chôn lấp (trong đó chỉ 50% được chôn lấp hợp vệ sinh). Chất thải rắn ở khu vực nông thôn chủ yếu cũng xử lý theo hình thức chôn lấp nhưng đa phần ở các bãi rác hở và để phân hủy tự nhiên. Trong khi đó, hiện chỉ có 68% trong tổng số 16-30 tấn chất thải rắn y tế nguy hại phát thải mỗi ngày trên toàn quốc được xử lý đạt tiêu chuẩn. Đáng lưu ý, thời gian qua, cơ quan hữu trách đã phát hiện nhiều vụ việc đưa chất thải rắn y tế ra ngoài bán và được tái chế trái phép thành các vật dụng thường ngày, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.
Theo ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), ngoài gây ô nhiễm môi trường, tốn kém cho công tác xử lý với mức giá khoảng 17-18 USD/tấn, chất thải rắn còn là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh tật nguy hiểm cho con người.
Quang Duẩn
>> Sơ chế chất thải rắn trong khu dân cư
>> TP Hồ Chí Minh: Tiếp tục kiểm tra việc xử lý chất thải rắn y tế
Bình luận (0)