(TNO) Các nhà khảo cổ Anh cho rằng, hàng ngàn bộ xương được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở thủ đô London là của những nạn nhân một đợt phun trào núi lửa hồi thế kỷ 13, vốn xảy ra cách đó hàng ngàn km, theo báo Daily Mail.
Một cuộc khai quật, vốn được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 1991 đến 2007, đã khám phá 10.500 bộ xương thời Trung cổ tại chợ Spitalfields ở phía đông London (Anh).
|
Vào thời điểm đó, các chuyên gia nhận định rằng những người nói trên đã chết trong trận đại dịch Cái chết đen (Black Death) hoặc trong Nạn đói lớn ở châu u (Great Famine).
Tuy nhiên, sau khi tiến hành xác định tuổi xương bằng phương pháp carbon phóng xạ, các chuyên gia của Bảo tàng Khảo cổ học London đã đi đến kết luận rằng: đó là hài cốt của những nạn nhân trong đợt phun trào núi lửa hồi thế kỷ 13 - một trong những thảm họa núi lửa lớn nhất 10.000 năm qua.
Các nhà khoa học nói rằng đợt phun trào lớn đến nỗi khí sulfur đã tạo ra một tấm màn sường mù khô che phủ tầng bình lưu của trái đất, ngăn chặn ánh sáng mặt trời, thay đổi khí quyển và làm mát bề mặt trái đất, gây ra nạn đói, bệnh dịch và chết chóc.
Có đến 15.000 người ở London thời đó có thể đã thiệt mạng, các nhà khoa học cho biết.
Dù địa điểm núi lửa chưa được xác định nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể nằm xa tận Mexico, Ecuador, Indonesia và cao hơn gấp 8 lần so với đợt phun trào của núi Krakatoa (Indonesia) hồi năm 1883.
Khang Huy
>> Indonesia đóng cửa sân bay do núi lửa phun trào
>> Núi lửa phun trào ở tây nam Nhật Bản
>> Núi lửa phun trào ở Guatemala
>> Núi lửa phun trào ở Iceland
>> Siêu núi lửa nguy hiểm hơn vẫn tưởng
>> Xây dựng hồ chứa nước từ miệng núi lửa
>> Núi lửa huyền thoại thức giấc
>> Colombia báo động về tro bụi núi lửa
>> Siêu núi lửa "tạm tha" thế giới năm 2012
>> Sẽ có thảm họa núi lửa mới?
>> Núi lửa Shiveluch phun tro bụi cao 10 km
>> Pháp: Tìm thấy lại cuốn Kinh thánh từ thế kỷ 13
Bình luận (0)