Giới khoa học đã đưa ra giả thuyết mới mà họ cho rằng có thể giúp trả lời cho một trong những bí ẩn lớn nhất vũ trụ: đó là không tồn tại một cách tự nhiên các ngôi sao lớn hơn mức 150 lần so với mặt trời.
|
Vào năm 2010, các chuyên gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện bốn ngôi sao có thể biến mọi thiên thể trước đó thành kẻ lùn. Chúng có kích thước lớn gấp 300 lần mặt trời, tức to gấp đôi ngôi sao lớn nhất mà giới khoa học từng có thể tưởng tượng được trước đây.
Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Bonn (Đức) cho biết, một phần của cụm sao khổng lồ R136 thuộc Đám Mây lớn Magellan (LMC), cách Trái đất 160.000 năm ánh sáng và là thiên hà vệ tinh gần thứ 3 của dải Ngân hà, có thể tồn tại ở kích thước nói trên khi mới khai sinh, do có quá ít tình trạng hợp thể ở LMC.
Cho đến khi phát hiện những vật thể khổng lồ vào năm 2010, các quan sát trong phạm vi dải Ngân hà và các thiên hà khác chỉ giới hạn kích thước tối đa của ngôi sao ở mức gấp 150 lần mặt trời.
Sau khi thực hiện các tính toán, nhóm chuyên gia của Đại học Bonn khẳng định vũ trụ vẫn có khả năng sản sinh những ngôi sao khổng lồ như vậy, và biết đâu chừng sẽ có lúc con người tìm thấy các mặt trời vượt qua kích thước này.
Hạo Nhiên
>> NASA công bố video tàu thăm dò hạ cánh trên sao Hỏa
>> Tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA hạ cánh thành công
>> NASA bắt đầu “săn” sự sống trên sao Hỏa
Bình luận (0)